Đa dạng nguồn gen cây trồng của khu vực vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và phụ cận

Ngoài những nét chung của khu vực, do đặc điểm về các điều kiện tự nhiên và lịch sử, văn hoá, tài nguyên di truyền thực vật của Việt Nam có sự phong phú riêng so với các nước Đông Nam Á khác là ngoài các loài cây nhiệt đới còn bao gồm nhiều loài cây cận nhiệt đới và ôn đới. Trong đó khu vực Tây Bắc lại là nơi có sự đa dạng sinh học cao. Theo số liệu thu thập và phân tích ban đầu, nguồn gen cây trồng đã thu thập tại khu vực xây dựng thuỷ điện Sơn La và phụ cận trong giai đoạn 2007-2009 tại 5 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai cho thấy: nguồn gen thu thập tập trung vào 5 nhóm các loại cây trồng khác nhau: nhóm cây họ hòa thảo, nhóm đậu đỗ, nhóm rau gia vị, nhóm cây có củ, nhóm cây ăn quả và cây khác ít sử dụng. Tổng số 121 loài cây trồng đã được thu thập, trong đó phổ biến nhất là nhóm rau gia vị gồm 53 loài, nhóm đậu đỗ 23 loài, nhóm cây có củ 18 loài, nhóm cây họ hòa thảo 7 loài nhóm cây ăn quả và cây khác ít sử dụng 20 loài; ngoài ra còn 15 nguồn gen chưa đủ thông tin để định danh. Trong các loài đã được thu thập thì lúa (Oryza sativa L.) là loài chiếm ưu thế vượt trội về mặt đa dạng di truyền với 908 mẫu được thu thập, đây đều là các nguồn gen quý, có nhiều phẩm chất ưu việt được bà con các dân tộc chọn lọc và gìn giữ lâu đời. Bên cạnh đó, Ngô (Zea mays L.) với 305 nguồn gen đứng ở vị trí thứ hai về sự đa dạng nguồn gen. Đây cũng là hai loài cây lương thực chính của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Bên cạnh một số loài có sự đa dạng di truyền cao, một số loài tuy không đa dạng nhưng lại cần được chú ý, đó là các loài chưa được quan tâm khai thác sử dụng như: Mồng tơi giả (Anredera cordifolia (Tenore) Steenis) vừa có thể làm rau ăn vừa là cây thuốc; Cây cẩm (Peristrophe baphica (Spreng.) Bremek.) là loại cây có thể khai thác làm màu thực phẩm rất tốt, các loại xôi màu của đồng bào H’Mông, Thái thường được tạo màu bởi cây này; Cây chàm (Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze) là loài được đồng bào dùng để nhuộm màu cho vải; Cây mắc khén hay xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC.) thường được dân bản xứ sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn, gọi là tiêu rừng vì có vị cay… Kết quả điều tra, thu thập từ tại khu vực xây dựng thuỷ điện Sơn La và phụ cận trong giai đoạn 2007-2009 cho thấy sự đa dạng tương đối cao của quỹ gen cây trồng tại khu vực Tây Bắc Việt Nam. Một số nguồn gen được thu thập là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quí về chất lượng và chống chịu với điều kiện bất thuận. Trong xu thế hiện tại, nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn gen, đặc biệt là những nguồn gen quý hiếm đang ngày càng tăng. Nguồn gen thực vật tại vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La và phụ cận nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung được đánh giá là có nhiều nguồn gen đặc hữu, có tính đa dạng di truyền cao, bởi thế sau khi thu thập, nhân, đánh giá và tư liệu hoá, nguồn gen ấy có khả năng nhanh chóng được khai thác sử dụng
ThS. Vũ Linh Chi

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.