Đánh giá tiềm năng tính chịu mặn của các giống lúa kết hợp thanh lọc kiểu hình và chỉ thị phân tử

       Thanh lọc kiểu hình chống chịu mặn trong điều kiện nhân tạo của 128 giống lúa đã xác định nguồn vật liệu bố mẹ dùng trong nghiên cứu chọn lọc giống lúa chịu mặn cao tương đương FL478, Pokkali là 8 giống trong bộ nhập nội (IR15T1191, IR15T1112, IR15T1345, IR15T1387, IR15T1466, IR15T1335, IR15T1434, AB42) và 5 giống lúa Mùa địa phương (Trei May, Bắc Việt, nàng Quất Nhuyễn, Cẩn Lùn, Ba Bụi Lùn), cho tính chống chịu cao khi thanh lọc ở nồng độ muối 6 và 8 g/l. Kết hợp sử dụng 19 chỉ thị phân tử SSR phân bổ trong vùng QTL/Saltol 5,3 Mb (10,3 – 15,2 Mb) trên nhiễm sắc thể số 1 của 23 giống chống chịu cao, trung bình và hơi mẫn cảm đã qua thanh lọc kiểu hình. Các giống không thể được xác định là kiểu gen có chứa Saltol mặc dù các giống này được đánh giá kiểu hình mang tính chống chịu cao (cấp chống chịu 3 – 5) ở giai đoạn cây mạ, cho thấy QTLs khác với Saltol có thể kiểm soát tính chống chịu mặn ở giai đoạn mạ. Nguồn vật liệu khởi đầu được sàng lọc trong nghiên cứu này có mang Saltol/QTL mới khai thác làm cây bố cho gen để phát triển các dòng/giống mới có mức độ chịu mặn cao hơn bằng cách kết hợp Saltol và các QTLs khác vào các giống lúa ưu tú phục vụ cho công tác lai tạo giống chống chịu mặn.
       Từ khóa: Chỉ thị phân tử SSR, chống chịu mặn, lúa, QTL mới, Saltol

Xem chi tiết : tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.