Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn Cải Mèo (Brassica juncea L.) địa phương ở miền Bắc Việt Nam

Nghiên cứu tiến hành đánh giá đặc điểm nông sinh học của 30 mẫu giống cải mèo địa phương thu thập từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả đánh giá cho thấy 30 mẫu giống cải mèo có các tính trạng màu sắc thân mầm, màu sắc lá, góc lá, dạng phiến lá, mép lá, sự xẻ thùy lá, mụn phồng phiến lá biểu hiện sự đa dạng từ 3-5 cấp độ khác nhau. Các mẫu giống cải mèo nghiên cứu có tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 43- 47 ngày. Giống cải mèo (SĐK 15188) và Phắc cát mèo (SĐK 21667) có tốc độ tăng trưởng nhanh và có chiều cao cao nhất (46,28 – 49,92 cm). Các giống có số lá nhiều nhất là SĐK 13641(18,27 lá/cây) và SĐK 13657 (18,09 lá/cây . NSTT của các giống dao động từ 17,02 – 34,14 tấn/ha, trong đó có 18 mẫu giống có NSTT < 25 tấn/ha, 5 mẫu giống có NSTT từ 25-30 tấn/ha và 7 mẫu giống có NSTT trên > 30 tấn/ha. Có 6 loài sâu (bọ nhảy sọc cong, rệp xám, sâu xám, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ) và bệnh đốm vòng thường xuyên xuất hiện gây hại trên các giống cải mèo nghiên cứu trong vụ Đông. Hàm lượng chất khô dao động từ 6,57 -10,51 %, hàm lượng đường tổng số dao động từ 0,65 – 1,29%, hàm lượng vitamin C dao động từ 23,14 – 46,01 mg/100g  và dư lượng nitrat trong các giống nghiên cứu dao động từ 104,8 –  409,5 mg/kg. Kết quả nghiên cứu đã chọn lọc được 03 giống triển vọng là SĐK13641, SĐK16431, SĐK21698 có năng suất cao (tương ứng: 31,19 tấn/ha, 34,14 tấn/ha và 32,42 tấn/ha), không đắng, giòn, hàm lượng vitamin C cao (>41mg/100g). Các giống này đều là nguồn gen có tiềm năng phát triển tại các địa phương ở miền Bắc Việt Nam, đem lại lợi ích cho người sản xuất.

Từ khóa: Cải mèo, chất lượng tốt, đặc điểm nông sinh học, miền Bắc Việt Nam

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.