Kết quả thu thập nguồn gen lúa hoang dại tại một số tỉnh phía nam năm 2013

         Lúa hoang dại là nguồn vật liệu và cơ sở sinh học căn bản cho quá trình cải tiến khả năng chống chịu, chất lượng và năng suất giống lúa. Song nguồn gen này trong tự nhiên đang dần bị xói mòn và mất đi vĩnh viễn do áp lực của sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh ấy, Trung tâm tài nguyên thực vật trong khuôn khổ của nhiệm vụ “Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thực vật nông nghiệp” đã tiến hành điều tra, thu thập được 39 nguồn gen lúa hoang dại có số thu thập từ 2013-01-001 đến 2013-01-040 từ các tỉnh Cà Mau, Long An, Cần Thơ và Kiên Giang trong năm 2013.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 100% nguồn gen đều có nguồn gốc ruộng trũng ao đầm thuộc loại hình cây hoang dại, sinh sản bằng hạt giống. Ngoài ra kết quả còn cho thấy 95% các nguồn gen đã tồn tại trên 10 năm tại địa phương. Tất cả các nguồn gen sau thu thập đã được xử lý và bảo quản trong kho lạnh dài hạn thuộc ngân hàng gen cây trồng quốc gia. Nguồn gen lúa hoang dại là nguồn vật liệu quan trong, có giá trị, có khả năng chứa đựng nhiều tính trạng quý hiếm, rất cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng trong các chương trình cải tiến giống cây trồng ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

                                                                  Một số hình ảnh cây lúa dại

Lua dai 1

Ruộng lúa hoang tại tỉnh Đồng Tháp, 2013

Lua dai 2

Ruộng lúa ma tại tỉnh Trà Vinh

Lê Khả Tường

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.