Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất và chất lượng đối với giống lúa Tám xoan tại Nghĩa Hưng

  1. Đinh Thế Vu, Nhóm Dự án CIC Nghĩa Hưng.
  2. Đặt vấn đề

Hiện nay tại Nghĩa Hưng biện pháp canh tác lúa truyền thống đối với các giống lúa Tám thơm đặc sản, không được nông dân áp dụng nữa. Khác với phương pháp đó người ta đã không bón phân chuồng, phân xanh, mà bón rất nhiều phân hoá học và sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, do đó năng suất cũng như chất lượng gạo và độ thơm giảm. Chính vì lý do này mà chúng tôi tiến hành thí nghiệm “ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất và chất lượng đối với giống lúa Tám xoan” và trên cơ sở đó xây dựng biện pháp canh tác thích hợp mà vẫn đảm bảo năng suất cao và chất lượng gạo ngon thơm.

  1. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
  2. Nội dung nghiên cứu

– Thử nghiệm các công thức phân bón với lượng phân và cách bón khác nhau ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa gạo.

– Đề xuất công thức bón phân thích hợp cho lúa mà vẫn đảm bảo năng suất cao và chất lượng gạo ngon thơm.

  1. Vật liệu nghiên cứu

Giống lúa Tám xoan địa phương lấy tại thôn Đồng Lạc, xã Nghĩa Lạc huyện Nghĩa Hưng và được dùng làm vật liệu nghiên cứu.

  1. Phương pháp nghiên cứu

* Nghiên cứu được tiến hành gồm 8 công thức thử nghiệm với lượng phân bón và cách bón khác nhau và Đối chứng là công thức theo kiểu bón phân của nông dân hiện nay đang áp dụng. Các công thức trình bày ở bảng 1.

* Thí nghiệm bố trí trên diện tích 27 sào với 2 lần nhắc hoàn toàn ngẫu nhiên và được tiến hành vụ mùa 2002 tại hợp tác xã Đồng Lạc- xã Nghĩa Lạc- huyện Nghĩa Hưng- Nam Định.

* Thời vụ gieo mạ: 5/6 – 10/6

* Thời vụ cấy: 8/7 – 10/7

* Ngày thu hoạch: 15 – 17/11, riêng công thức đối chứng thu hoạch 24/11.

* Các chỉ tiêu theo dõi: Ngày thu hoạch, số khóm/m2, số bông hữu hiệu/khóm, số dé/bông, trọng lượng 1000hạt, năng suất/ô.

* Công thức 1A, 1B và đối chứng cấy mật độ thưa 16 – 18 khóm/m2 còn các công thức khác cấy 20 – 22 khóm/m2.

* Lúa được thu hoạch giai đoạn chín 80% – 85%, riêng công thức đối chứng lúa được thu hoạch giai đoạn chín 100%.

* Phân tích các chỉ tiêu chất lượng tại trung tâm kiểm tra và tiêu chuẩn hoá chất lượng nông sản- Viện công nghệ sau thu hoạch.

*Số liệu được sử lý thống kê theo chưong trình IRRISTAT.

Bảng1. Các công thức thử nghiệm vụ mùa 2002

Công thức Lượng phân bón (kg/ha) Phương pháp bón
1A 21600kg phân chuồng + 13500kg phân xanh. Bón lót toàn bộ phân trước khi cấy.
1B 13500kg phân chuồng + 5400kg phân xanh. Bón lót toàn bộ phân trước khi cấy.

 

2A 1080kg phân chuồng + 108kg urê + 405kg lân Lâm thao + 135 kg kali. Toàn bộ lượng phân được bón lót trước khi cấy.
2B 1080 kg phân chuồng + 108 kg urê + 405 kg lân Lâm thao + 135 kg kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + đạm urê trước khi cấy. Bón thúc 2/3 lượng kali sau cấy 20 ngày. Bón 1/3 lượng kali còn lại khi lúa có đòng.
3 – 1 1080kg phân chuồng + 162 kg urê + 540 kg lân Lâm thao + 135 kg kali. Bón lót toàn bộ lượng phân trước khi cấy.
3 – 2 1080 kg phân chuồng + 162 kg urê + 540 kg lân Lâm thao + 135 kg kali Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 2/3 lượng urê. Bón thúc 1/3 lượng urê còn lại + 2/3 lượng kali sau cấy 20 ngày. Bón 1/3 lượng kali còn lại khi lúa có đòng.
4 – 1 1080 kg phân chuồng + 5400 kg phân xanh + 162 kg urê + 540 kg lân Lâm thao + 135 kg kali. Bón lót toàn bộ phân trước khi cấy
4 – 2 1080 kg phân chuồng + 5400 kg phân xanh + 162 kg urê + 540 kg lân Lâm thao + 135 kg kali Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân xanh + lân + 2/3 lượng urê trước khi cấy. Bón thúc 1/3 lượng urê còn lại + 2/3 lượng kali sau cấy 20 ngày. Bón 1/3 lượng kali còn lại khi lúa có đòng.
ĐC 270 kg lân Lâm thao + 270 kg urê + 108 kg kali. Bón lót toàn bộ lân + 30% lượng urê trước khi cấy. Bón thúc 70% lượng urê còn lại sau khi cấy 30 ngày. Bón tờn bộ lượng kali khi lúa có đòng.

III. Kết quả nghiên cứu

  1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất


Bảng 2. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của giống lúa Tám xoan, vụ mùa 2002

 

Công thức Số khóm/m2 Số bông hữu hiệu/khóm Số bông/m2 Dài bông

(cm )

Số gié/bông Số hạt chắc/bông KL 1000 hạt (g) Năng suất

(tạ/ha)

1A 15,9 8,0 127,2 26,5 12,6 128,3 180 21,7
1B 14,5 5,8 84,1 24,3 11,8 104,1 180 24,1
2A 21,7 6,7 145,9 26,7 12,2 138,8 185 28,2
2B 22,2 6,7 148,7 26,4 12,3 134,5 188 30,2
3-1 21,4 7,8 166,9 27,1 11,8 148,2 190 34,9
3-2 23,0 7,8 179,4 27,5 12,2 142,3 192 36,2
4-1 21,0 7,6 159,6 26,1 12,3 133,7 185 30,1
4-2 20,3 7,4 150,2 26,6 12,8 138,9 190 30,9
ĐC 16,3 7,2 117,4 24,8 10,9 97,1 180 24,7
CV%

LSDo.o5

LSDo.o1

22,7

7,9

10,8

24,4

3,1

4,3

  3,8

1,7

2,4

5,8

1,2

1,6

15,5

34,5

47,3

3,2

10,3

14,1

 

3,8

1,92

2,64

 

 

Bảng 2 cho thấy số khóm/m2 giữa các công thức là khác nhau, chỉ công thức 1A, 1B và đối chứng số khóm/mthấp (biến động 14,5 – 16,3 khóm/m2). Cấc công thức khác số khóm/m2biến động từ 20,3 khóm/m2 (CT 4-2) –23 khóm/m2 (CT 3-2).

– Số bông hữu hiệu/khóm biến động 5,8 bông/khóm – 8,0 bông/khóm. Công thức 1A số bông hữu hiệu/khóm cao nhất (8,0 bông/khóm) sau đố là công thức CT 3 – 1 và CT 3 – 2 (7,8 bông/khóm).

– Số bông/m2: CT 3-2 có số bông/mcao nhất (179,4 bông/m2), CT 3-1 đứng thứ hai (166,9 bông/m2). CT 4-1 và CT 4-2 có số bông/m2 gần tương đương nhau và xếp thứ ba (159,6 bông/m2 và 150,2 bông/m2). CT 1B số bông/m2 thấp nhất 84,1 bông/m2 và thấp hơn so với ĐC.

– Chiều dài bông giữa các công thức cũng khác nhau nhiều, tất cả các công thức đều có chiều dài bông dài hơn công thức đối chứng. Công thức 3-1 và công thức 3-2 chiều dài bông dài nhất (27,1 cm và 27,5cm).

– Số gié/bông: Công thức đối chứng số dé/bông thấp nhất (10,9 dé/bông). Công thức 4-2 số dé/bông cao nhất (12,8 dé/bông).

– Số hạt chắc/bông: Tất cả các công thức số hạt chắc/bông cao hơn đối chứng. Số hạt chắc/bông của công thức đối chứng thấp nhất (97,1 hạt chắc/bông). Công thức 3-1 và công thức 3-2 số hạt chắc/bông cao nhất (148,2 hạt chắc/bông và 142,3 hạt chắc/bông).

– Khối lượng 1000hạt giữa các công thức khác nhau không nhiều, biến động 180 gam – 192 gam. Công thức 3-2 khối lượng 1000 hạt cao nhất (192 gam). Các CT 3-1, CT 3-2 có khối lượng 1000 hạt cao hơn ĐC.

– Năng suất: Năng suất của các công thức khác nhau rõ rệt, chỉ có công thức 1B năng suất (24,1tạ/ha) là thấp hơn đối chứng (24,7 tạ/ha). Công thức 3-2 năng suất cao nhất (36,2 tạ/ha) vượt 11,5 tạ/ha so với ĐC, công thức 3-1 năng suất xếp thứ hai (24,9 tạ/ha) cũng vượt 10,3 tạ/ha so với ĐC. Các công thức khác năng suất gần tương đương nhau (27,1 tạ/ha – 30,9 tạ/ha). Bảng 2 cũng cho thấy: nếu bón lượng phân thấp hơn CT 3-1 và CT 3-2 thì năng suất thấp hơn, bón lượng phân bón như CT 3-1 và CT 3-2 cho năng suất cao nhất. Nếu bón quá lượng phân này thì năng suất sẽ giảm.

  1. Chỉ tiêu chất lượng xay xát và thương trường

Bảng 3. Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng xay xát và thương trường của giống lúa Tám xoan

                                                                                            

Công thức Tỷ lệ gạo lật

(% thóc)

Tỷ lệ gạo xát

(% thóc)

Tỷ lệ gạo nguyên

(% gạo xát)

Tỷ lệ trắng trong

(% gạo nguyên)

1A 78,18 71,73 95,22 23,22
1B 76,83 70,28 92,20 23,92
2A          78,18 72,09 92,27 30,70
2B 78,38 72,29 94,35 26,69
3-1 78,25 71,03 92,85 35,60
3-2 78,55 71,00 93,48 35,86
4-1 78,60 69,38 93,58 43,77
4-2 78,45 69,22 93,21 38,96
ĐC 78,87 69,02 95,93 25,51
CV%

LSD0.05

LSD0.01

0,8

1,1

1,5

2,0

2,5

3,4

1,6

2,5

3,4

 

27,4

14,8

20,3

Kết quả phân tích bảng 3 cho thấy:

– Tỷ lệ gạo lật: Giữa các công thức không có sự sai khác (ngoại trừ CT 1B) so với đối chứng.

– Tỷ lệ gạo xát của các công thức nghiên cứu biến động từ 69,02% – 72,29%.Các công thức 1A, 2A, 2B có tỷ lệ gạo xát cao hơn ĐC, các công thức còn lại tương đương ĐC  biến động từ 70,28% – 72,29%.

– Tỷ lệ gạo nguyên: Công thức đối chứng tỷ lệ gạo nguyên cao nhất 95,93% nguyên nhân lúa gặt muộn khi lúa chín 100%. Các công thức khác biến động 92,20% – 95,2%.

– Tỷ lệ trắng trong: Công thức 1A ( 23,22% ) và công thức 1B ( 23,92% ) thấp hơn công thức đối chứng ( 25,51% ). Công thức 4-1 và CT 4-2 tỷ lệ gạo trắng trong cao nhát (43,77% và 38,96% tương ứng).

  1. Chỉ tiêu chất lượng ăn uống và dinh dưỡng

Bảng 4. Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng ăn uống và dinh dưỡng của giống lúa Tám xoan

 

Công thức Protêin

( % chất khô )

Amylose Nhiệt độ hoá hồ Tinh bột

( % chất khô )

Độ thơm
% chất khô Phân loại độ phân huỷ Kiềm Phân loại
1A 9,57 21,51 Trung bình 5,0 TB 81,85 4
1B 9,82 22,04 Trung bình 5,0 TB 80,79 3 – 4
2A 9,93 21,75 Trung bình 5,0 TB 80,52 3
2B 9,50 21,69 Trung bình 5,0 TB 80,69 3
3-1 9,74 21,28 Trung bình 5,0 TB 82,44 3
3-2 9,99 22,16 Trung bình 5,0 TB 80,79 3
4-1 9,90 21,41 Trung bình 5,0 TB 81,36 3
4-2 10,20 22,65 Trung bình 5,0 TB 81,11 3
ĐC 10,43 23,14 Trung bình 5,0 TB 81,68 2
CV%

LSD 0.05

LSD 0.01

4,6

0,8

1,1

3,8

1,4

1,9

      1,2  

 

Hàm lượng Amylose

% chất khô

> 25                     Cao

20 – 25                 TB

< 20                   Thấp

 Độ phân huỷ kiềm (Thang điểm: 1 -7)

 

1, 2, 3,                 Cao

4, 5                      TB

6, 7                     Thấp

 

 Độ thơm

1     Không thơm

2     Thơm ít

3     Thơm vừa

4      Rất thơm

 

     

Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng trình bày bảng 4 cho thấy:

– Hàm lượng protêin so % chất khô: Gữi các công thức không có sự sai khác, tuy nhiên công thức đối chứng có giá trị cao nhất 10,43% và công thức 4-2 xếp thứ hai 10,20%. Các công thức khác biến động từ 9,57% – 9,99%.

– Hàm lượng Amylose so % chất khô: Tất cả công thức phân loại ở mức trung bình, phạm vi biến động từ 21,28% – 23,14%. Chỉ công thức ĐC cao nhất (23,14%), các công thức khác gần tương đương (21% – 22%).

– Nhiệt độ hoá hồ: Được xác định thông qua độ phân huỷ kiềm, theo phương pháp của Little và cộng sự (TCVN5715 – 1993). Độ phân huỷ kiềm của hạt gạo xát được đánh giá theo thang điểm: 1 -7 và tỷ lệ nghịch với nhiệt độ hoá hồ. Bảng 3 cho thấy các công thức có độ phân huỷ kiềm ở mức trung bình.

– Hàm lượng tinh bột: Các công thức có hàm lượng tinh bột cao hơn 80%. Công thức 3-1 hàm lượng tinh bột cao nhất 82,44%. Công thức 2A hàm lượng tinh bột thấp nhất 80,52%.

– Độ thơm của gạo được đánh giá theo phương pháp cảm quan của viện lúa Quốc tế IRRI (1997). Bảng 4 cho thấy các công thức có độ thơm hơn công thức đối chứng. Công thức 1A và 1B thơm nhất ở điểm 4 và 3-4, các công thức khác độ thơm ở điểm 3, trong khi đó công thức đối chứng ở điểm 2.

III. Kết luận và đề nghị

  1. Kết luận

– Phương pháp bón lót toàn bộ lượng phân trước khi cấy và phương pháp bón rải ba lần ( bón lót, bón thúc, bón đòng ) là như nhau không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

– Bón tỷ lệ cân đối giữa phân chuồng, đạm, lân và kali cho năng suất cao nhất.

– Bón lượng phân chuồng và phân xanh ở mức cao (CT 1A) năng suất đạt trung bình (27,1 tạ/ha) chất lượng gạo thơm nhất.

– Kết quả đánh giá kết hợp giữa năng suất và chất lượng lúa gạo cho thấy công thức với lượng phân: 10800kg phân chuồng + 540kg lân Lâm thao + 162kg đạm urê + 135kg kali/ha. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 2/3 lượng đạm trước khi cấy. Bón thúc 1/3 lượng đạm còn lại + 2/3 lượng kali sau cấy 20 ngày. Bón 1/3 lượng kali còn lại khi lúa có đòng. Công thức này cho kết quả tối ưu nhất và là phù hợp với điều kiện canh tác ở Nghĩa Hưng. Nếu bón trên mức phân này năng suất có xu thế sẽ giảm không hiệu quả kinh tế.

  1. Đề nghị

– Đưa quy trình bón phân của công thức 3-2 (lượng phân: 10800kg phân chuồng + 540kg lân Lâm thao + 162kg đạm urê + 135kg kali/ha. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 2/3 lượng đạm trước khi cấy. Bón thúc 1/3 lượng đạm còn lại + 2/3 lượng kali sau khi cấy 20 ngày. Bón 1/3 lượng kali còn lại khi lúa có đòng) vào sản xuất thử nghiệm trên diện rộng đối với nhóm lúa Tám thơm đặc sản địa phương.

– Cần tiến hành thí nghiệm thêm 1 -2 vụ nữa để có kết luận chăc chắn.

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.