Khả năng chịu mặn và đặc điểm nông sinh học của các giống lúa địa phương từ Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia

Đất nhiễm mặn đang là trở ngại lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven biển trên thế giới. Sự biến đổi khí hậu cùng với mực nước biển dâng cao đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ven biển. Việt Nam là một nước nằm ở vùng Đông Nam Á, với đường bờ biển dài 3.260 km. Do đường bờ biển dài nên Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều của khí hậu biển, đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất lúa nước. Hiện nay, cùng với sự nóng lên của khí hậu toàn cầu và sự gia tăng khai thác nước ngọt từ phía thượng nguồn đã gây ra hiện tượng thiếu nước ngọt và nước biển xâm lấn sâu vào đất liền, ảnh hưởng xấu đến sản xuất lúa nước tại các vùng đồng bằng ven biển.

Trước tình hình thực tế này đòi hỏi phải tìm ra được các giống lúa có khả năng chịu mặn cũng như nghiên cứu các đặc tính nông sinh học liên quan đến tính chịu mặn sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen quý và cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà chọn tạo giống lúa chịu mặn, đảm bảo canh tác lúa nước hiệu quả trên vùng đất bị nhiễm mặn. Vì vậy, việc sử dụng các giống lúa trong điều kiện sản xuất thực tế, tập trung khai thác nguồn tài nguyên di truyền địa phương chịu mặn đã trở thành cấp thiết để góp phần ổn định an ninh lương thực, đảm bảo thu nhập, phát triến kinh tế các vùng ven biển nhiễm mặn. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết và chưa được nghiên cứu nhiều ở miền Bắc Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

– Thời gian sinh trưởng của các giống nghiên cứu (141-143 ngày) đều dài hơn so với giống đối chứng địa phương Khang dân 18 (137 ngày) từ 4-6 ngày, trong đó giống dài ngày nhất là Nếp Ốc (143 ngày).

– Các giống chịu mặn đều có LAI cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng Khang dân 18 và giống chuẩn nhiễm mặn IR28 ở cả 3 giai đoạn: đẻ nhánh, trỗ, chín sáp. Trong các giống chịu mặn, Nếp Ốc, Nếp Nõn tre có LAI cao hơn có ý nghĩa so với các giống còn lại  (trừ A69-1)

– Spad của các giống chịu mặn và đối chứng không khác nhau có ý nghĩa ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa và chín sáp. Ở giai đoạn trỗ 80%, các giống chịu mặn đều có Spad cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng (khang dân 18). Do có Spad cao hơn nên hàm lượng chlorophyll trong lá cao hơn vì thế các giống chịu mặn sẽ có khả năng quang hợp tốt hơn giống đối chứng ở giai đoạn trỗ.

– Chất khô tích lũy của các giống chịu mặn đều cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng địa phương, trong đó cao nhất là giống Chiêm rong với 1816,88 g/m2 ở giai đoạn chín sáp.

– Năng suất thực thu của các giống chịu mặn đều cao hơn giống đối chứng địa phương. Những giống có năng suất cao: Cườm dạng 1 (47,5 tạ/ha), Nếp Ốc (45,7 tạ/ha), A69-1 (39,9 tạ/ha); giống có năng suất thấp: Chiêm rong (32,7 tạ/ha), Khang dân 18 (31,7 tạ/ha), IR28 (11,6 tạ/ha). Trong tất cả các giống, giống Cườm dạng 1 là có năng suất thực thu cao nhất (47,5 tạ/ha).

Xem báo cáo chi tiết tại đây

Dương Thị Hồng Mai & cs

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.