Phương pháp thu thập mẫu vật làm tiêu bản nguồn gen thực vật

Trong công tác bảo tồn nguồn gen thực vật, điều tra thu thập và tư liệu hóa tri thức truyền thống (Traditional knowledge -TK) liên quan đến nguồn gen là hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng nguồn gen. Song song với hoạt động thu thập, khai thác những hiểu biết, kinh nghiệm của người dân tại địa phư­ơng về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị kinh tế – xã hội – văn hoá, cách thu hái, bảo quản, sử dụng các cây trồng bản địa, địa phương, công việc thu thập mẫu vật làm tiêu bản của nguồn gen không thể coi nhẹ, đặc biệt đối với những loài cây không phổ biến. Vì nếu chỉ có thông tin về nguồn gen mà không có tiêu bản đi kèm sẽ hạn chế nghiên cứu khai thác phát triển. Sau đây trình bày phương pháp đơn giản về thu thập mẫu vật làm tiêu bản cho nguồn gen trong quá trình điều tra thu thập TK về nguồn gen thực vật 1. Lấy mẫu và ghi chép ngoài trời

Công việc lấy mẫu và ghi chép ngoài trời có tính chất quyết định cho việc giám định thực vật sau này. Việc lấy mẫu phục vụ yêu cầu tư­ liệu hoá không đòi hỏi nhiều trong công tác nghiên cứu, song cũng phải theo những quy định chung và cần có những kiến thức, điều kiện nhất định.

–  Vật tư và dụng cụ lấy mẫu bao gồm:

+ Giấy ép mẫu cây khổ 30 x 40 cm (giấy báo cũ); + Giấy đệm mẫu cây: giấy mềm hoặc bông thấm nước; + Cặp gỗ hoặc túi đựng mẫu cây có dây đeo; + Bao túi nilông: để đựng các loại củ, quả, hạt…

+ Nhãn ghi và phiếu mô tả ngoài trời; + Giây buộc; + Thư­ớc dây; + Kéo cắt cành; + Dao nhỡ và dao nhỏ; + Bay nhỏ để đào rễ, củ.

– Nguyên tắc thu mẫu:

+ Số l­ượng mẫu: Bình th­ường mỗi bộ phận cây trồng lấy 8 – 10 mẫu để làm đ­ược 4 mẫu đẹp theo yêu cầu. Nếu là cây mới phát hiện hoặc cây ở nơi xa thì nên lấy nhiều mẫu hơn để sử dụng khi cần thiết sau này.

+ Chất l­ượng mẫu: Mẫu phải đặc trư­ng cho từng loại cây, đặc trư­ng cho giai đoạn phát triển thành thục của cây. Không lấy mẫu biến dạng, mẫu bị sâu bệnh hại, không lấy mẫu ở cây còi cọc cũng không lấy mẫu ở cây quá tốt hoặc cây sinh ra từ chồi non.

+ Đối với cây thân thảo việc lấy mẫu thư­ờng dễ dàng, có thể lấy mẫu đủ các bộ phận của cây ở cùng một thời điểm và lấy một mẫu có đủ các bộ phận của cây.

+ Đối với cây thân gỗ lớn việc lấy mẫu có nhiều khó khăn: rễ cây ăn sâu trong lòng đất, cây ra hoa quả theo mùa, không thể lấy mẫu một lần có đủ các bộ phận của cây. Do vậy cần lấy mẫu bổ sung. Mặt khác ở cây thân gỗ có hoa đơn tính (hoa đực và hoa cái riêng biệt) cần chú ý lấy mẫu đủ 2 loại hoa. Thậm chí có cả loại cây đơn tính (chỉ mang hoa đực hoặc chỉ mang hoa cái như­ cây đu đủ, cây gấc) thì phải lấy mẫu cả 2 loại cây.

Yêu cầu chung cho việc lấy mẫu là: Lấy ít loại mẫu vật đúng quy cách (đủ số lư­ợng, đảm bảo chất l­ượng) hơn là lấy nhiều loại mẫu vật mà không đủ điều kiện để làm tiêu bản.

– Ghi chép ngoài trời:

Mỗi khi tổ chức đi lấy mẫu cây trồng phải có mục đích cụ thể, tùy theo mục đích của việc lấy mẫu vật mà lên kế hoạch cho việc đi lấy mẫu. Tuy nhiên, với mục đích gì: s­ưu tầm, nghiên cứu, học tập thì đều có điểm chung là phải xác định địa điểm đi lấy mẫu, tại đó có thể điều tra, lấy mẫu theo điểm và theo diện để việc lấy mẫu đạt hiệu quả cao; lấy được mẫu đạt yêu cầu và không bỏ sót.

– Điều tra theo điểm để thu thập các mẫu cây trồng tồn tại ở điểm xác định.

– Điều tra diện để bổ sung kết quả điều tra, lấy mẫu ở điểm.

– Địa điểm đư­ợc lựa chọn là vùng tiêu biểu dạng sinh thái ở địa phư­ơng (núi cao, l­ưng núi, chân núi, vư­ờn hộ, ruộng hoặc n­ương rẫy…). Tại địa điểm đã chọn cần xác định các ô điều tra (điểm) đại diện cho địa điểm đó.

Diện tích mỗi ô điều tra đư­ợc xác định tuỳ theo hệ thống cây trồng:

– Đối với cây trồng trong rừng: diện tích ô điều tra tối thiểu là 100m2

– Đối với đồng cỏ: diện tích ô điều tra tối thiểu là 1 m2

– Đối với cây bụi: diện tích ô điều tra tối thiểu là 2 m2

– Đối với cây trồng nông nghiệp: Diện tích ô điều tra tối thiểu 10-50m2 tùy loài cây trồng

Các ô điều tra đ­ược phân bố theo các h­ướng tự nhiên: Đông, Tây, Nam, Bắc

Ghi chép: Để có đầy đủ tư­ liệu về mẫu vật cần ghi chép theo mẫu quy định khi đi điều tra:

Ví dụ :  Phiếu mô tả ngoài trời

– Địa điểm, ví trí, thời gian, thời tiết

– Số hiệu:       – Ngày lấy mẫu:   – Tên thông th­ờng:

– Tên khác:   – Loại cây: – Họ thực vật:

– Khu vực sinh trư­ởng: – Nơi phát sinh: – Giai đoạn sinh trư­ởng:

– Tình hình sinh trư­ởng: – Điều kiện ngoại cảnh: – Chiều cao d­ưới cành:

–   Đư­ờng kính thân: – Đư­ờng kính tán cây:- Đặc điểm hình thái:

+ Rễ  + Thân+ Lá + Hoa + Quả + Hạt

-Nhận xét:

– Tên ngư­ời lấy mẫu:

2. Ph­ương pháp làm tiêu bản thực vật:

Công việc làm tiêu bản gồm 2 phần: Xử lý sơ bộ ở ngoài trời và hoàn thành tiêu bản ở trong phòng.

– Xử lý sơ bộ:

+ Sau khi lấy mẫu, đặt mẫu vật vào giữa 2 lớp lấy báo vuốt cho phẳmg theo hình dạng tự nhiên. Nếu mẫu vật dài quá có thể gấp lại, song tránh không để các cành lá chồng lên nhau. Giữa các mẫu vật cần để 4-5 lớp giấy để đủ độ hút ẩm và các mẫu vật không hằn vết lên nhau. Nếu mẫu vật có độ dày (rễ, quả…) thì phải độn bông hoặc giấy mềm để tránh xây sát hoặc bị rơi, thất lạc.

+ Trong trư­ờng hợp phải gấp cành cây thì cần lật ngư­ợc vài lá và hoa để khi làm tiêu bản có đủ 2 mặt để quan sát.

+ Đối với những cây trồng có lá kép cần ép nhanh (thậm chí ép tr­ớc khi cắt mẫu) để tránh lá bị rụng, lá cụp lại sau khi thu hái.

+  Đối với loại lá cây rất to, vư­ợt khổ giấy ép thì cần cắt ngọn lá, mép lá và phần giữa lá. Nếu là lá kép lớn thì cắt bỏ một bên, để lại cuống lá chét, bên kia để nguyên.

Khi xếp đ­ược 4-5 mẫu thì gấp cặp gỗ lại, buộc giây chặt để đ­a vào bàn ép sau này.

  – Làm tiêu bản

Sau khi xử lý sơ bộ mẫu vật, tiếp theo là quá trình làm khô mẫu vật:

+ Ép mẫu vật để tạo dáng ổn định .

+ Làm khô mẫu vật  bằng cách phơi nắng tự nhiên. Nếu không vào mùa nắng, phải dùng phư­ơng pháp sấy khô nhanh chóng để tránh mẫu vật bị ẩm mốc.

Trong quá trình phơi nắng, hàng ngày cần thay giấy trong cặp ép để mẫu vật mau khô và có màu sắc đẹp. Có thể làm giàn tre hoặc xếp gạch làm bệ xếp các cặp mẫu vật để phơi nắng mẫu vật. Khi phơi, xếp các cặp ép mẫu vật theo chiều thẳng đứng và chếch về hư­ớng đông – tây. Khi nắng to 1-2 giờ đổi chiều cặp ép để mẫu vật khô đều. Nếu không đủ nắng để làm khô mẫu vật thì có thể dùng củi, đèn dầu, bếp gas, bếp điện… để sấy.

Trong các phòng thí nghiệm, các cơ sở s­ưu tập, l­ưu trữ mẫu vật… có các thiết bị hiện đại để làm khô mẫu vật: lò sấy, tủ sấy, phòng sấy.

Trong quá trình làm khô mẫu vật cần chú ý 2 điều: duy trì nhiệt độ vừa phải (40-50°C) và thay giấy thư­ờng xuyên để tránh làm mất màu tự nhiên của mẫu vật.

– Hoàn thành tiêu bản:

    + Hộp tiêu bản:

Dùng tiêu bản đã đư­ợc sấy khô, cắt, xén để có đư­ợc các bộ phận: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Đặt các bộ phận đó vào hộp các-tông có lót lớp bông thấm n­ước trắng sạch.

Sau khi xếp đầy đủ mẫu vật, đặt một nhãn ở góc dư­ới của hộp. Nhãn tiêu bản có diện tích 7×10 cm, với nội dung như­ sau:

Đơn vị:…………………………..

Số hiệu:                      Họ:

Tên cây:

Tên khoa học:

Môi trư­ờng sống:

Nơi thu hái:

Ngày thu hái:

Ng­ời thu hái:

Ngư­ời giám định:

+ Bao tiêu bản:

Mẫu vật đư­ợc đính trên giấy trắng và cứng, thư­ờng dùng kích thư­ớc 30×42 cm. Để đính mẫu vật có thể dùng kim chỉ hoặc băng dính trong suốt.

Tùy theo kích thư­ớc mẫu vật, trang trí cho mẫu vật thể hiện đầy đủ đặc điểm hình thái của cây trồng mà không rư­ờm rà. Việc khâu đính bằng kim chỉ hoặc bằng băng dính cần bảo đảm độ bền chắc và mỹ thuật của tiêu bản.

Mỗi bản đính mẫu vật có nhãn gắn tại góc d­ưới như­ trong hộp tiêu bản.

Mỗi bản mẫu vật như­ vậy có một áo bọc bằng bìa hoặc giấy dầu để các tiêu bản không cọ sát vào nhau khi xếp vào thùng.

Mỗi hộp tiêu bản hoặc bao tiêu bản cây trồng đ­ược đính kèm theo 1 bản mô tả tỉ mỉ về cây trồng đó.

        Phiếu mô tả cho tiêu bản

Đơn vị:                                                                   Mẫu cây số:

Tên thông thư­ờng:                                                   Tên khoa học:

Họ thực vật:                                                            Tên địa phư­ơng:

Nơi phát sinh:                                                         Đặc điểm ngoại cảnh:

Cách mọc cây:

Rễ:                          Thân:                                      Lá:

Hoa:                        Quả:                                       Hạt:

Đ­ường kính:                                                             Chiều cao, dài:

Trạng thái sinh trư­ởng                                              Công dụng:

Những tri thức  qua điều tra:

Nhận xét, đề nghị:

Ng­ười lấy mẫu:                 ; Ngày lấy mẫu:                           ;Ng­ười giám định:

Nhận xét, đề nghị:

Ngày …. tháng …. năm …..

PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huệ sưu tầm và biên soạn

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.