Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học cây báng (ficus callosa willd.) làm rau đặc sản tại Ba Vì

     Cây rau Báng Ba Vì là một dạng hoang dại của loài Ficus callosa Willd., có tên là Da chai, Gừa, có nguồn gốc châu Á, trong đó có Việt Nam, hiện được Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Philippin phát triển trồng mở rộng để lấy sản phẩm gỗ chế biến, làm cây lâm nghiệp phủ xanh đất trống, đồi trọc và dùng cho đô thị. Ở Việt Nam, các nghiên cứu thử nghiệm bước đầu và kết quả thương mại rau Báng của Công ty Sannam cho thấy, lá và ngọn non có thể làm rau đặc sản, lá trưởng thành làm thức ăn chăn nuôi. Bột lá rau Báng dùng để nấu bột, nấu cháo cho trẻ nhỏ, người già bổ sung thành phần rau rất tốt.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nhằm chuyển cây Báng hoang dại thuộc lâm sản ngoài gỗ thành cây nông nghiệp – cây rau an toàn, đặc sản sản xuất trên đất đồi gần rừng Ba Vì trước hết phải hiểu rõ các đặc tính nông sinh học của nó. Từ đó có thể tác động kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo sự thành công phát triển sản xuất cây rau Báng theo hướng rau hàng hóa, phục vụ nhu cầu ngày càng cao về rau ( đa dạng chủng loại, chất lượng cao, an toàn) của người tiêu dùng.

Kết quả đánh giá đặc điểm hình thái nông học cho thấy  trong điều kiện Ba Vì, cây Báng là loại cây bán thường xanh, có khả năng sinh trưởng mạnh, cho chồi ngọn có giá dinh dưỡng và ẩm thực. Năng suất bình quân ngọn lá đạt 5,52kg/cây/năm ở cây 3-4 năm tuổi.

Vì cây Báng là cây hoang dại, thân gỗ lâu năm, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đặc điểm năng suất ngọn lá theo vụ trong điều kiện thâm canh, tính chống chịu, giá trị kinh tế bao gồm cả giá trị phủ xanh đất trống đồi trọc.

Xem báo cáo chi tiết tại đây

Nguyễn Thị Ngọc Huệ & cs

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.