Khoai sọ trứng Bá Thước

1. Tên giống: Khoai sọ trứng Bá Thước – Thanh Hóa

2. Nguồn gốc: Được bình tuyển từ nguồn gen khoai sọ ngắn ngày của huyện Bá Thước – Thanh Hóa

3. Đặc điểm nông sinh học

– Thời gian sinh trưởng ngắn 120 – 140 ngày, có thể trồng được ba vụ xuân – hè, hè – thu và đông – xuân ở các vùng đất ven chân núi của các huyện miền núi từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

– Củ cái to, hình trứng, ruột củ màu vàng, giàu dinh dưỡng. Luộc ăn ngon, thơm, bở, béo ngậy và đậm.

4. Năng suất và hiệu quả kinh tế

– Năng suất có thể đạt 15-20 tấn/ha

– Tỉ lệ củ thương phẩm đạt khoảng 60-70%

– Hiệu quả kinh tế có thể đạt 70-85 triệu đồng/ha

5. Định hướng áp dụng

– Khoai sọ trứng có thể trồng trên đất hai lúa hình thành công thức luân canh một lúa một khoai, có giá trị kinh tế cao.

6. Kỹ thuật canh tác

* Loại đất

– Chọn đất 2 lúa, chân hẩu để luân canh 1 lúa, 1 khoai

– Luống rộng 1,2 m (kể cả rãnh)

– Trồng 2 hàng/luống, hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm

* Thời vụ

– Trồng 2 vụ trong năm

– Vụ đông là vụ chính, trồng tháng 9-10 sau khi thu hoạch lúa mùa

– Vụ hè, sản phẩm chủ yếu để làm giống, trồng tháng 5-6 sau khi thu hoạch lúa xuân

* Mật độ, khoảng cách

– Mật độ 60.000 – 80.000 cây/ha

– Luống rộng 1,0m cả rãnh, trồng hai hàng cách nhau 30-35cm, cây cách cây 25cm.

* Phân bón

– Cấm kị dùng phân gà, phân chim cút và phân bắc bón cho khoai sọ vì củ rất nhanh thối, không thể bảo quản được.

– Urê: 20 kg/sào bắc bộ

– Vôi bột: 500-600 kg/ha

* Chăm sóc

– Tưới giữ ẩm thường xuyên

* Bón phân

– Bón lót

+ Phân chuồng: toàn bộ, bón giữa 2 hàng

+ Hỗn hợp: (1000g CK2000 + 10kg urê + 20kg vôi bột)/ sào bắc bộ, trộn đều rắc vào giữa 2 hàng (trên phân chuồng đã bón)

Bón thúc: 2 lần bằng phân đa vi lượng CK2000 + urê

+ Lần 1: khi cây mọc được 80%, tưới hoặc bón (5kg urê + 500 gram CK 2000)/sào bắc bộ, vào giữa hai hàng lấp đất kín phân và kết hợp tưới rãnh.

+ Lần 2: sau lần 1 từ 10-15 ngày, liều lượng và cách bón như lần 1

Chú ý

Không có phân CK 2000, củ con sẽ bé và dài, giảm phẩm chất giá trị thương phẩm kém.

Không được xới xáo hoặc vun gốc, nếu có cỏ thì nhổ bằng tay.

* Thu hoạch

– Khi có 70-80% lá chuyển vàng và có 40-50% cây bắt đầu lụi thì thu hoạch. Dỡ về để ở chỗ râm mát từ 7-10 ngày cho lá xuống củ, không lên cắt bỏ dọc lá ngay vì sẽ làm giảm sản lượng.

– Trường hợp cần thu hoạch sớm nhưng cây còn xanh thì dùng chế phẩm CK phun hãm sau 7-10 ngày là có thể thu hoạch được, phẩm chất vẫn đảm bảo.

* Bảo quản

– Khoai sau thu hoạch nếu chưa dùng ngay phải vùi vào cát khô, bảo quản nơi thoáng mát

Nguyễn Phùng Hà & cs

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.