Thời vụ trồng: Thích hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 5, có thể trồng đến tháng 8
Chuẩn bị đất
Đất cần cày sâu độ 20-25cm, bừa và cày 2 lần làm tơi đất. Làm sạch cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng.
Rạch hàng sâu 20-25cm theo hướng Đông-Tây, khoảng cách hàng 50-60cm.
Lượng phân bón cho các giống cỏ Voi:
Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + Phân lân + 2/3 phân Kali bón lót vào long rãnh trước khi trồng. Vôi bột (đất chua pH<5) bón 1 tấn/ha, rải đều trước khi rạch rãnh. Phân đạm chia đêù bón thúc lứa đầu và sau các lứa thu hoạch (6-7 lứa/năm)
Kỹ thuật trồng
|
Hình 1. Kỹ thuật trồng cỏ Voi |
|
|
Hình 2 |
Hình 3 |
Sử dụng loại thân giống có độ tuổi 80-100 ngày, cắt vát thành hom có độ dài 40-50cm/hom. Mỗi hom có 3-5 mắt mầm (Hình 2). Sử dụng 5-6 tấn hom giống/ha.
Hom giống được đặt theo lòng rãnh tại độ sâu ít nhất là 15 cm so với bề mặt đất và đầu hom sau đặt kế tiếp vào đuôi của hom trước (Hình 3).
Sau đó lấp kín hom giống bằng một lớp đất dày khoảng 7-8 cm, san phẳng bề mặt rãnh trồng và dần lấp đầy rãnh khi cây sinh trưởng. (hình 4)
|
Hình 4 |
Trồng thâm canh: Đất tốt trồng hàng cách hàng 70-80 cm và 50-60 cm cho đất xấu để tận dụng năng suất tối đa
Chăm sóc cỏ
Sau khi trồng 10-15 ngày phải kiểm tra tỷ lệ nảy mầm (số mầm nhô lên khỏi mặt đất) để kịp thời trồng rặm lại những diện tích cỏ không mọc hoặc bị chết. Dùng cuốc làm cỏ, phá váng (tránh không va chạm vào thân hom giống đã trồng) (Hình 5)
|
|
Hình 5 |
Hình 6 |
Bón thúc cho cỏ khoảng 50 kg phân Urê/ha khi cỏ trồng được 25-30 ngày tuổi (Hình 6). Trong mùa khô cỏ voi cần được tưới nước đều đặn như tươi phun 2lần/tuần, tưới thấm (rãnh) ít nhất 7-10 ngày một lần.
Kỹ thuật thu hoạch và sử dụng
Kỹ thuật thu hoạch
Thảm cỏ thu hoạch lứa đầu thảm tốt nhất là ở 70-80 ngày tuổi (cây có thân cứng, không thu cắt non lứa đầu). Các lứa cắt tái sinh cần thu hoạch khi thảm cỏ có độ cao 80-120 cm (35-40 ngày) trong mùa mưa và 55-70 ngày trong giai đoạn mùa khô
Thu hoạch lần đầu nên cắt sát mặt đất (5 cm) cho cây sinh trưởng và đẻ nhiều nhánh (Hình 7)
|
|
Hình 7 |
Hình 8 |
Các lứa cắt tiếp theo ở độ cao cắt so với mặt đất tốt nhất là 7-10 cm. Dùng máy, liềm hoặc dao sắc thu hoạch toàn bộ mầm cỏ trong thảm để đảm bảo sự sinh trưởng đồng đều cho lứa cỏ tái sinh. Không thu cắt cỏ ở độ cao như (Hình 8)
Sau mối lần thu hoạch cần xới xáo làm sạch cỏ dại, tưới nước ngay cho thảm cỏ. Bón thúc phân đạm khi cỏ tái sinh lá mới (sau khi thu hoach 10-15 ngày).
Sử dụng cho gia súc
Cỏ được dùng làm thức ăn tươi hàng ngày cho gia súc: bò sữa thịt, trâu, dê, lợn, cá với lượng ăn tự do (Hình 9 & 10)
|
|
Hình 9 |
Hình 10 |
Đối với dê, cừu, lợn cầ thu cắt sớm hơn và nên băm thành đoạn ngắn 5-7 cm nuôi các loại gia súc trên sẽ nâng cao được tỷ lệ sử dụng của gia súc
Cỏ Voi dùng làm thức ăn ủ chua theo phương pháp ủ công nghiệp (hố lớn 30-100 tấn). Cỏ voi già có thể tận dụng bằng cách cắt nhỏ (3-5 cm), phơi héo đảm bảo độ ẩm <60%, ép thuỷ lực tạo bánh kích cỡ 100-150 kg cho vào túi nilon dày, kín, dự trữ trong kho mát (đậy kín), tránh gia súc, chuột hại rách túi chứa. Thức ăn ủ chua theo phương pháp này có thể dự trữ 5-6 tháng.
Các phương thức trồng
Trồng thuần, thâm canh để thu cắt về nuôi gia súc tại chuồng là phương thức tốt nhất để thuận lợi sử dụng cơ giới hoá (Hình 11). Trồng xen canh với các giống cỏ họ đậu theo hình thức xen theo băng với keo dậu, họ đậu khác với khoảng cách 5-7 m một băng, 2-3 m cây họ đậu (Hình 12). Trồng trong vườn tạp hoặc trồng theo hàng rào, dọc bờ song, đường đi lại, đất tận dụng nơi gần nguồn nước.
|
|
Hình 11 |
Hình 12 |
|