Một số nguồn gen kê ngọc trai (Pennisetum glaucum) đang được lưu giữ tại Trung tâm Tài nguyên thực vật
Kê ngọc trai (Pennisetum glaucum) thuộc họ hòa thảo Poaceae, có nguồn gốc từ vùng Sahel của châu Phi, là một trong những loại kê được trồng rộng rãi tại châu Phi và một số nước châu Á như là Ấn Độ. Kê ngọc trai được sử dụng đa mục đích, làm lương thực, làm thức ăn trong chăn nuôi, thậm chí một số vùng của Ấn Độ còn sử dụng trong y học. Hiện nay vẫn có hàng trăm triệu người ở các khu vực khác nhau ở châu Phi cũng như là ở Ấn Độ phụ thuộc vào kê ngọc trai như là nguồn lương thực chính.
Ở Việt Nam có rất ít tài liệu đề cập đến kê ngọc trai và cũng chưa có nhiều nghiên cứu về loài kê này. Năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc đã thu thập được 03 mẫu nguồn gen kê ngọc trai tại Sơn La và hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. Năm 2014, Bộ môn Nhân giống và đánh giá nguồn gen, Trung tâm Tài nguyên thực vật đã nhân giống thành công 03 nguồn gen này tại An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội và bước đầu đã tiến hành mô tả, đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của loài kê này. Một số đặc điểm nông sinh học của 3 nguồn gen kê ngọc trai hiện đang lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia (Đánh giá trong điều kiện trồng tại An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội năm 2014)
Kê ngọc trai là cây thân thảo, mọc thẳng đứng, thân gồm nhiều đốt, chiều cao 4 – 5 m, đường kính thân dao động từ 7–10mm. Lá hình kiếm, mọc đối, dài 50 – 80cm, rộng 3–5 cm. Hoa nhỏ sắp xếp thành cụm hoa hình trụ hoặc hình nến, hoa thụ phấn chéo. Hạt hình lục giác, được bao bọc bởi mày, hạt dài 2 – 3mm màu trắng ngà hoặc xám. Cây kê ngọc trai có thể gieo trồng từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 6, khả năng sinh trưởng phát triển rất tốt, ít bị sâu bệnh tấn công gây hại. Thời gian sinh trưởng khoảng 180 ngày, năng suất hạt đạt khoảng 500 – 700 kg/ha, khối lượng 1000 hạt đạt 8 – 9g. Đây là loại cây trồng rất có tiềm năng trong tương lai, đặc biệt trong những khu vực mà biến đổi khí hậu có thể dẫn đến lượng mưa thất thường hơn vì kê ngọc trai có khả năng chịu hạn rất cao. Chính vì vậy, loài kê này có khả năng sẽ đem lại lợi ích cho các khu vực thường bị hạn hán ở các nước phát triển, trong đó có Việt Nam, để thay thế cho ngô trong thức ăn chăn nuôi. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguyễn Thị Bích Thủy |