Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và vi khuẩn cố định đạm vùng rễ đến sinh trưởng và năng suất của cây Vừng (sesamum indicum l.)

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và vi khuẩn cố định đạm vùng rễ đến sinh trưởng và năng suất cây vừng trồng trên đất phù sa không được bồi. Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn lần lặp lại. Trong đó, nhân tố thứ nhất gồm liều lượng phân đạm bón 0, 50, 75 và 100% so với khuyến cáo và nhân tố thứ hai là bổ sung các dòng vi khuẩn Enterobacter asburiae AGVRB-07 và E. asburiae AGVRB-28 gồm không bổ sung vi khuẩn, bổ sung dòng đơn vi khuẩn AGVRB-07, bổ sung dòng đơn vi khuẩn AGVRB-28 và hỗn hợp hai dòng vi khuẩn AGVRB-07 và AGVRB-28. Kết quả thí nghiệm cho thấy giảm lượng phân đạm dẫn đến giảm chiều cao cây, số lá trên cây, chiều dài lá, chiều rộng lá, số hoa trên cây, số quả trên cây, đường kính quả, số hàng trên quả và năng suất hạt. Tuy nhiên, bổ sung dòng đơn vi khuẩn vùng rễ cố định đạm AGVRB-07, AGVRB-28 hoặc hỗn hợp hai dòng vi khuẩn AGVRB-07 và AGVRB-28 dẫn đến tăng chiều cao cây, số quả trên cây và năng suất hạt. Bổ sung dòng đơn hay dòng hỗn hợp giúp giảm 25% phân đạm so với khuyến cáo, nhưng vẫn đảm bảo năng suất hạt vừng.

Từ khóa: Cố định đạm, năng suất, phân đạm, vi khuẩn vùng rễ, vừng, sinh trưởng

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.