Đa dạng di truyền nguồn gen cây gấc bằng các tính trạng hình thái – nông học

Trong nghiên cứu này, đa dạng di truyền trong số 40 mẫu giống/dòng gấc (Momordica cochinchinensis) ở Việt Nam đã được đánh giá bằng các chỉ thị hình thái – nông học. Tỷ lệ mẫu giống khi chín có vỏ quả đỏ cam chiếm 55,0%, đỏ (30,0%), cam (15,0%). Mật độ gai trung bình chiếm 60,0%, thưa (25,0%), dầy (15,0%). Hình dạng quả cầu – bầu dục chiếm 42,5%, bầu dục (25,0%), nậm rượu (17,5%) và cầu (15,0%). Quả có khối lượng thay đổi từ 500 g đến 2.700 g/quả. Trọng lượng hạt từ 1,15 mg đến 4,35 mg/hạt, chiều dài hạt từ 16,16 mm đến 36,96 mm, với 9 đến 54 hạt/quả. Phiến lá có 3 thùy chiếm 87,5%, 5 thùy (12,5%). Hệ số tương đồng di truyền dao động từ 0,11 – 1,00. Ở hệ số tương đồng di truyền 0,4, 40 mẫu gấc được chia làm 3 nhóm chính. Nhóm 1 gồm 4 mẫu: LCA1, YB1, HCM1, HNA1. Nhóm 2 gồm 25 mẫu: LCA2, BG2, VP1, HNO1, BN2, TB3, NA1, HY1, HD4, HNA3, HNO4, HNO5, NB2, KT1, HD1, TH1, HNA4, TH2, HNA5, LA1, VP2, DL1, AG1, VP3, HY2. Nhóm 3 gồm 11 mẫu: BG1, BN1, HD2, HNO2, TB1, HD3, HNA2, HNO3, NB1, TB2, NA2. Như vậy, các tính trạng hình thái – nông học là những chỉ thị hữu ích được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen phục vụ chọn giống gấc.

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.