Kết quả nghiên cứu và tuyển chọn giống vừng V36
Ở Việt Nam vừng là cây lấy dầu quan trọng, được trồng ở khắp các vùng sinh thái trong cả nước, tuy nhiên vùng tập trung của nó là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.Vừng là một cây trồng truyền thống có mặt ở khắp các vùng sinh thái của nước ta. Diện tích cây vừng ở Việt Nam có khoảng 45.000 ha với sản lượng là 22.000 tấn (FAO, 2007). Điều này đã cho thấy năng suất và sản lượng vừng ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện tự nhiên, khí hậu ở nước ta. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự biến đổi của khí hậu toàn cầu nói chung, biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói riêng đã ảnh hưởng nghiêm trong đến hệ thống các cây trồng nói chung, cây vừng nói riêng. Điều kiện hạn hán kéo dài từ gieo trồng đến hình thành hạt ở các tháng 6,7,8, mưa nhiều gây ngập úng ở cuối vụ, tập quán gieo vãi không lên luống, không có quy trình canh tác tiên tiến đã khiến cho cây vừng sinh trưởng kém ở đầu thời vụ, bệnh héo xanh phát triển mạnh ở giai đoạn cuối vụ là những yếu tố hạn chế căn bản làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất vừng ở các vùng miền trong những năm qua, bên cạnh đó các giống vừng trong sản xuất hiện nay đều không có hiệu quả do thái hóa hoặc không còn phù hợp với điều kiện canh tác. Trên cơ sở đó các thí nghiệm nghiên cứu khảo nghiệm các giống vừng đã được thực hiện tại Thanh Hoá và Hà Nội trong những năm qua.
Giống vừng V36 có nguồn gốc Nhật bản, do Trung tâm tài nguyên thực vật chọn lọc từ một trong 3 dòng phân ly. Đây là giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất cát pha và đất thịt nhẹ tại Hà Nội và Thanh Hoá. Có khả năng thích ứng và chống chịu khá với bệnh héo xanh, chống đổ, chống tách quả. Giống vừng V36 thuộc loại hình không phân cành, cao cây trung bình 100 cm, có 3 quả/đốt thân, quả dài, 4 múi, hạt đen, năng suất trung bình 1380kg/ha. Xem báo cáo chi tiết tại đây |
|
TS. Lê Khả Tường, ThS. Nguyễn Trọng Dũng |