Đặc điểm nông sinh học của một số giống lúa tiềm năng trong tập đoàn giống nhập nội

   Cây lúa nước Oryza sativa L., được trồng ở 114 nước trên thế giới và là nguồn nuôi sống trực tiếp cho hơn 3,5 tỷ người (50% dân số thế giới) và hầu hết có ảnh hưởng gián tiếp đến số người còn lại khác. Năm 2011, trên thế giới, diện tích trồng lúa đạt 164,6 triệu ha, sản lượng 721 triệu tấn (hay 481 triệu tấn gạo), tương ứng tăng 2,2% và 3% về diện tích và sản lượng, so với năm 2010. Trong đó, châu Á chiếm tới 90,3%, tức 651 triệu tấn (hay 435 triệu tấn gạo) trong tổng sản lượng lúa gạo toàn cầu năm 2011, tăng 3% so với sản lượng năm 2010. Riêng ở Việt Nam, diện tích sản xuất lúa khoảng 7,6 triệu ha, sản lượng 42,2 triệu tấn, năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, giống lúa nội địa chỉ chiếm 42%, trong khi đó giống lúa nhập nội chiếm tới hơn 48%.

Như vậy, trên thực tế để đáp ứng được tiềm năng xuất khẩu gạo, phục vụ nhu cầu nội tiêu và khai thác các thế mạnh của mình, bên cạnh việc sử dụng các biện pháp thâm canh để không ngừng tăng năng suất và chất lượng lúa gạo thì song song với công tác chọn tạo giống lúa tại chỗ, công tác nhập nội giống là phương pháp tuyển chọn nhanh và thu thập thêm vật liệu tốt cho công tác lai tạo trong nước, đặc biệt đối với các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn dưới 120 ngày ở vụ mùa và từ 130-145 ngày ở vụ xuân là rất cần thiết và giữ một vai trò quan trọng.

Trên cơ sở đó, các giống lúa nhập nội cần được nghiên cứu, đánh giá, mô tả chính xác đặc điểm nông sinh học, tính thích nghi và mức độ chống chịu cùng với tiềm năng năng suất, chất lượng để phục vụ cho sản xuất và làm phong phú thêm vật liệu lai tạo giống lúa trong tương lai. Trong bài viết này chúng tôi đã bước đầu tiến hành nghiên cứu cơ bản đặc điểm nông sinh học, tiềm năng năng suất và chất lượng của các giống lúa nhập nội giai đoạn 2011 đến 2012 để khẳng định về tính thích nghi và năng suất, chất lượng của giống trong điều kiện trồng tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.

Nhập nội nguồn gen là việc làm cần thiết để gia tăng sự đa dạng và nâng cao số lượng nguồn gen, mở rộng nền di truyền cây trồng trong nước.

Trong 17 giống tham gia nghiên cứu đánh giá tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đã xác định được 3 giống có tiềm năng năng suất và chất lượng khá là giống 11L80 và 11L108 (giống năng suất) giống 12L01 (giống chất lượng). Tuy nhiên, để khẳng định thêm tính thích ứng thì các giống này cần được gửi khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau trong nước.

Xem báo cáo chi tiết tại đây

Hoàng Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Xuyến, Nguyễn Thị Thanh, Lã Tuấn Nghĩa

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.