Đặc điểm và tiêu chí của Hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS)
Phần này cung cấp một cách tổng quan về các đặc điểm chính của hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) và Tiêu chí lựa chọn chúng. Các đặc điểm của GIAHS đề xuất nên bao gồm tầm quan trọng toàn cầu (hay quốc gia). Các đặc điểm của GIAHS đề nghị phải bao gồm mức độ quan trọng cấp quốc tế, (hoặc quốc gia). Sự quan trọng cấp quốc tế hoặc quốc gia là một điều kiện tổng hợp. Trong đó giá trị xuyên suốt của một hệ thống nông nghiệp lịch sử/ truyền thống đại diện bởi một địa điểm cụ thể, được hình thành lên như là một di sản của loài người (hay một quốc gia). Giá trị “công ích” của nó ở mức độ tổng thể toàn cầu (hoặc quốc gia / địa phương) được mô tả theo 5 tiêu chí tiếp theo đây. Thông qua tổng hợp / kết hợp năm tiêu chí, các mối quan hệ phức tạp, các mối liên kết và kết nối tích cực giữa các thành phần của hệ thống được tích hợp như một hệ thống toàn diện. Một thông tin tóm tắt về tầm quan trọng toàn cầu của các đặc điểm riêng biệt của hệ thống (hay địa điểm), với khả năng phục hồi và năng lực nội tại của nó để tạo ra một cân bằng về môi trường – xã hội, nhờ sự thích hợp với đương đại và lịch sử của nó đối với sự phát triển của con người và cho dù địa điểm đó là một mẫu điển hình hay nổi bật về hệ thống nông nghiệp hay không thì nó vẫn hiện diện và là một chứng thực cho một truyền thống nông nghiệp so với các hệ thống và các địa điểm tương tự. Các tính năng nổi bật (hoặc duy nhất) của hệ thống cần được tổng kết về sự thích hợp của chúng trước mối quan tâm toàn cầu để giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững, quản lý các hệ sinh thái và các giá trị di sản văn hóa và nông nghiệp của chúng. Năm tiêu chí cho việc lựa chọn các hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) đại diện cho toàn bộ các chức năng, hàng hóa và dịch vụ do hệ thống cung cấp. Những tiêu chí này, như sau: (1) An ninh lương thực và sinh kế Hệ thống nông nghiệp đề xuất nên đóng góp vào an ninh lương thực và sinh kế của cộng đồng địa phương (thông thường là bản địa), đại diện cho phần lớn lương thực cung cấp cho sinh kế của họ. Điều này bao gồm việc cung cấp và trao đổi giữa các cộng đồng địa phương để tạo ra một hệ thống lương thực và đời sống tương đối ổn định và bền vững. Hệ thống nông nghiệp truyền thống vẫn được cung cấp lương thực và an ninh sinh kế cho khoảng hai tỷ người, cộng đồng địa phương, nông dân nghèo và nhỏ. Mặc dù có ý kiến thường cho rằng các hoạt động nông nghiệp truyền thống là thô sơ và không hiệu quả, nhiều nhà khoa học và các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng canh tác truyền thống (trang trại nhỏ) là đem lại hiệu quả nhiều hơn so với canh tác hiện đại (quy mô lớn) nếu xét về tổng sản lượng hơn là xét về năng suất của một loại cây trồng riêng lẻ. Để đáp ứng lương thực và cuộc sống hàng ngày của họ, tập quán canh tác truyền thống như sau; đa dạng hóa, trồng rất nhiều loại cây trồng để tối đa hóa không gian và thời gian cho một mùa nhất định, ít sử dụng hóa chất và nguyên liệu đầu vào và sử dụng nguồn lực sẵn có tại địa phương. Việc bảo tồn năng động GIAHS được khái niệm xung quanh ý tưởng rằng toàn cầu hóa, suy thoái môi trường và áp lực gia tăng dân số đã đặt các hệ thống sản xuất vào sự căng thẳng, và do đó, dẫn đến việc mất đi đa dạng sinh học quan trọng, lợi ích và đời sống kinh tế đặc biệt đối với những cộng đồng biệt lập và nghèo, cộng đồng gia đình nông nghiệp truyền thống. Sự khuyến khích của GIAHS có thể giúp gia tăng xuất lương thực tại chỗ và cải thiện đời sống nông thôn. (2) đa dạng sinh học và chức năng hệ sinh thái GIAHS đại diện cho một tiểu bộ duy nhất của hệ thống nông nghiệp, trong đó minh họa cho cách sử dụng thông thường đa dạng sinh học nông nghiệp có ý nghĩa toàn cầu và xứng đáng để được công nhận là di sản của nhân loại trong phạm vi pháp lý chủ quyền quốc gia. Chúng mô tả nét đặc trưng ở mức độ toàn cầu (hay quốc gia) về sự đa dạng sinh học nông nghiệp quan trọng và tài nguyên di truyền (loài, giống và nòi), cũng như sự đa dạng sinh học khác như họ hàng hoang dã, các loài thụ phấn và động vật hoang dã liên quan đến các hệ thống nông nghiệp và cảnh quan. Vì vậy GIAHS có thể gồm những đặc điểm sau: Việc thuần hóa, duy trì và thích ứng của đa dạng sinh học nông nghiệp có ý nghĩa toàn cầu (ABGS): Các ABGS được quản lý một cách toàn diện bằng cách tối ưu các yếu tố sau: sự hòa nhập ở các mức độ năng động trong và giữa các loài; sự hòa nhập ở các quy mô khác nhau của đa dạng sinh học nông nghiệp: nguồn gen, loài, hệ sinh thái và cảnh quan; sự hòa nhập về quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên sinh học và phi sinh học (đất và nước); sự hòa nhập của đa dạng sinh học và những đặc trưng hệ sinh thái với các hệ thống kiến thức bản địa / truyền thống, công nghệ, với các hình thức tổ chức xã hội và các tổ chức quản lý hệ sinh thái, với nhu cầu và nguyện vọng của con người, cũng như các hoạt động văn hóa, quan điểm và sở thích; và quản lý thích ứng. Các ABGS đã cùng phát triển với các hệ thống và nền văn hóa liên quan của chúng qua nhiều thế kỷ, thậm chí thiên niên kỷ, trong một quá trình thích ứng lẫn nhau. Hệ thống vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn: tất cả các yếu tố cần thiết để duy trì hệ thống còn nguyên vị và có thể tái sinh. Bằng chứng khoa học ngày càng nhiều chứng minh rằng hệ thống nông nghiệp bản địa và truyền thống biểu thị ở cấp độ cao về tài nguyên di truyền thực vật phục vụ cho lương thực và nông nghiệp. Ở cấp độ nông trại, một trong những đặc điểm nổi bật của GIAHS là mức độ đa dạng sinh học cao của chúng. Sự đa dạng này xảy ra ở các quy mô khác nhau từ tài nguyên di truyền thực vật và động vật cho đến cảnh quan. Bằng cách trồng trọt nhiều loài và giống cây trồng nông dân đã giảm thiểu nguy cơ mất mát sản lượng do thiên tai, ổn định sản xuất trong thời gian dài, và tối đa hóa lợi tức kể cả trong điều kiện thấp kém của công nghệ và các nguồn lực bị hạn chế. Bằng cách này, hơn nữa, đã thúc đẩy sự đa dạng về chế độ ăn uống cho người dân. Nhiều loại cây trồng của nông dân địa phương là các giống bản địa gieo từ hạt đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và được chọn lọc qua nhiều năm để sản sinh ra các đặc tính mà sản xuất mong muốn. Các giống địa phương nhìn chung là không đồng nhất bằng các giống cải tiến nhưng chúng có thể cung cấp một loạt các phòng vệ chống lại những tổn thương. Điều này cũng đúng đối với giống vật nuôi địa phương, đã được thuần hóa và phát triển qua nhiều thế kỷ để đáp ứng các yêu cầu về môi trường và xã hội của địa phương. Những hệ sinh thái nông nghiệp phức tạp này với sự đa dạng sinh học nông nghiệp và cảnh quan liên quan do đó, có thể chỉ được bảo tồn và quản lý bền vững với một cách tiếp cận toàn diện, liên quan đến tất cả các bên hữu quan và xây dựng dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của người dân địa phương. Việc bảo tồn động GIAHS là rất quan trọng đối với tương lai của nhân loại và cần được quan tâm ở cấp quốc tế, vì đây là một nguồn tài nguyên sinh thái và văn hóa cực kỳ có ý nghĩa ở mức độ toàn cầu. Nhiều nhà khoa học thừa nhận rằng các hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống có tiềm năng để cung cấp các giải pháp cho những thay đổi không lường trước được và những biến động mà nhân loại phải đối mặt trong thời đại biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng và tài chính. (3) Các hệ thống kiến thức và những công nghệ phù hợp GIAHS là một tập hợp thực tiễn và những hệ thống kiến thức, tổ chức, công nghệ, kỹ năng, truyền thống, niềm tin và giá trị đích thực cho các cộng đồng nông nghiệp. Chúng duy trì những kiến thức vô giá, công nghệ tinh xảo và hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả sinh vật, đất và nước; các thể chế và các tổ chức xã hội, bao gồm các tổ chức quy ước để quản lý sinh thái nông nghiệp, biên soạn các quy phạm để tiếp cận tài nguyên và chia sẻ lợi ích, v.v.. Các hệ thống tri thức bản địa và truyền thống sử dụng trong GIAHS là nền tảng và cơ sở để quản lý hệ sinh thái nông nghiệp, với các quy trình và chức năng duy trì hệ sinh thái chung và tính toàn vẹn cảnh quan của nó. Như vậy, hệ thống nông nghiệp do đó đã phát triển, và cùng phát triển với các cộng đồng con người, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tinh tế và liên tục tinh chỉnh, chủ yếu là để đáp ứng với những thay đổi của môi trường tự nhiên cụ thể, do đó cái mà cộng đồng cần phải đạt được là sinh kế của họ. Vì vậy, các hệ thống nông nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới đã làm thay đổi quy mô hệ sinh thái cảnh quan, và tạo ra các mảnh ghép khác nhau về tiểu môi trường sống, liên quan đến cộng đồng thực vật và động vật, mà đến nay, phụ thuộc nhiều vào việc tiếp tục quản lý như thế nào để chúng có thể tồn tại. Trong nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là nơi có điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai, có sự tiếp cận và hiện diện của con người chống lại sự khó khăn, vẫn còn tồn tại các hệ sinh thái nông nghiệp và cảnh quan được duy trì thông qua các kiến thức truyền thống và thực tiễn được phát triển bởi các thế hệ nông dân, cư dân rừng, người chăn nuôi. Hệ thống di sản nông nghiệp chứa đựng sự giàu có, đa dạng của các hệ thống kiến thức và các kỹ thuật quản lý, nó giúp đảm bảo an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống cho nhân loại và đối phó với những thách thức kinh tế và toàn cầu hiện tại và tương lai. GIAHS còn có giá trị khác vượt lên trên về sản xuất lương thực và chất sợi; các hệ thống sống và phát triển này đã giữ bản sắc riêng biệt cho các cộng đồng của chúng còn nguyên vẹn dựa trên sức mạnh của các giá trị thống nhất như: tự nhiên, gia đình, cộng đồng, lịch sử, và một chiều hướng thuộc về môi trường sống tự nhiên của chúng. (4) Hệ thống giá trị, văn hóa và các tổ chức xã hội (văn hóa nông nghiệp) GIAHS là những hệ thống được quy định bởi các giá trị văn hóa mạnh mẽ và các hình thái tập thể của tổ chức xã hội bao gồm các tổ chức quy ước về quản lý sinh thái nông nghiệp, được sắp xếp có tính chất quy phạm để tiếp cận tài nguyên và chia sẻ lợi ích, các hệ thống giá trị, nghi thức, vv. Các nền văn hóa nông nghiệp bao gồm tầm nhìn toàn cầu, các hệ thống giá trị và thực hành nông nghiệp liên quan đến môi trường và lịch nông nghiệp; các lễ hội và những nghi thức như là sự truyền bá tri thức. Năng lực ổn định của các hệ sinh thái để tạo ra hàng hóa và các dịch vụ, chủ yếu phụ thuộc vào các cộng đồng nông thôn có và duy trì các hình thức đa dạng và phức tạp của các thể chế xã hội (quan hệ họ hàng, lãnh thổ, định cư, hội viên nhóm và nhận dạng, quan hệ giới, lãnh đạo và tổ chức chính trị), văn hoá (thế giới quan, ngôn ngữ, các giá trị, quyền, kiến thức, thẩm mỹ), phương thức sản xuất, phân công lao động, và các công nghệ và thực tiễn. Các thể chế địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng các mục tiêu về môi trường và kinh tế xã hội, trong việc tạo ra khả năng phục hồi và sự sinh sản của tất cả các yếu tố và các quá trình quan trọng đối với chức năng của hệ thống nông nghiệp. Một số thể chế có thể đảm bảo việc bảo tồn và thúc đẩy bình đẳng trong việc sử dụng và tiếp cận với tài nguyên thiên nhiên; một số thể chế khác có thể truyền tải các hệ thống kiến thức truyền thống và các giá trị then chốt thúc đẩy sự giám hộ đa dạng sinh học, đất và nước; một số khác tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch, hợp tác và đổi mới / thích ứng. Các thể chế như vậy có thể dưới dạng tín ngưỡng tôn giáo, nghi lễ và thói quen, bao gồm những điều cấm kỵ, nghi lễ và lễ hội; của tập tục và giải quyết xung đột, bao gồm cả quyền sử dụng tài nguyên; của quan hệ họ hàng, hệ thống hôn nhân và thừa kế; của các hình thức lãnh đạo, ra quyết định và hợp tác; của việc truyền lại lời nói và chữ viết; của các trò chơi và các hình thức khác của giáo dục và dạy dỗ; của sự phân chia vai trò và phân bố lao động, trong đó có vai trò giới và chức năng chuyên dụng; vv (phi vật thể). (5) Cảnh quan nổi bật, nét đặc trưng về quản lý tài nguyên đất và nước Nét đặc trưng của cảnh quan là kết quả từ việc quản lý của con người, đã đưa ra các giải pháp đặc biệt khéo léo hoặc thực tiễn để giải quyết những khó khăn về môi trường và xã hội, chẳng hạn như: mảnh ghép về sử dụng đất, hệ thống thủy lợi / quản lý nước, ruộng bậc thang, kiến trúc thích hợp với hệ sinh thái đặc biệt, có thể góp phần cho bảo tồn nguồn tài nguyên hiệu quả hoặc tạo ra môi trường đa dạng sinh học có giá trị, những giá trị mang tính giải trí tập thể hoặc vì mục đích quý giá phi thương mại (thẩm mỹ, nghệ thuật, giáo dục, tinh thần, và / hoặc giá trị khoa học của các hệ sinh thái). Những đặc điểm văn hóa xã hội khác phù hợp với việc quản lý các hệ thống nông nghiệp (không bắt buộc) Hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi hệ thống (bao gồm: Dịch vụ hệ sinh thái, thích ứng khí hậu và các lợi ích môi trường khác có tầm quan trọng toàn cầu hoặc các tính năng cụ thể như khảo cổ học / giá trị lịch sử hoặc đóng góp cho sự ổn định chính trị). Đối với mỗi yếu tố một loạt các tiêu chí sẽ được phát triển. Ví dụ, các chỉ số có thể được phát triển về đa dạng sinh học về di truyền dưới loài và giữa các loài, đa dạng đặc hữu, động lực giữa các loài, về đa dạng hệ sinh thái và hợp nhất, cũng như cho các nhóm phân loại: thực vật, động vật, vi sinh vật và hệ sinh thái. Ngoài ra, kiến thức và vốn di sản văn hóa sẽ được giải thích rõ ràng, cụ thể hơn bằng cách tạo các thứ hạng chi tiết hơn, với các chỉ số phù hợp. Sự phát triển tương lai của chỉ số chi tiết được coi là cần thiết cho những đặc điểm này. Một loại tiêu chí thứ sáu đã được thêm vào cho phép mô tả các lợi ích cụ thể bổ sung có thể có tầm quan trọng toàn cầu. Các chỉ số cho tiêu chí này bao gồm: Lợi ích tối đa: Tối đa hóa kinh tế, xã hội, đời sống và lợi ích môi trường. Sự gắn kết xã hội và biểu hiện văn hóa: Thúc đẩy sự gắn kết xã hội, đoàn kết và ý thức trách nhiệm về bản sắc, văn hóa ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật và âm nhạc, vv Vốn tài nguyên và hệ thống kiến thức: Sở hữu vốn tài nguyên thiên nhiên đáng kể (đặc biệt là đa dạng sinh học) và hệ thống kiến thức nằm trong lợi ích toàn cầu. Xã hội và đa dạng văn hóa: Đại diện cho cách tiếp cận xã hội và văn hóa, thể chế và kinh tế khác nhau để quản lý. Hàng hóa công cộng: Tạo ra hàng hóa công và di sản toàn cầu cần xác định giá trị kinh tế. Kiến thức truyền thống: Duy trì kiến thức và công nghệ vô giá về cảnh quan, tài nguyên di truyền, văn hóa của con người, các tổ chức và thể chế xã hội. Liên quan đến đất đai: hàng ngày cũng như các giá trị kết hợp của cảnh quan và hệ sinh thái nông nghiệp phục vụ người dân sinh sống và sinh kế tập thể và cá nhân, danh tính của họ và đời sống tâm linh, tôn giáo, triết học và nghệ thuật biểu hiện. Sự liên quan đến lịch sử Sự đóng góp của hệ thống / địa điểm nông nghiệp tới sự thuần hóa và phát triển đa dạng sinh họcnông nghiệp, việc tạo ra cảnh quan có giá trị, sự phát triển của kiến thức nông nghiệp và công nghệ qua nhiều thế hệ, và đóng góp cho phát triển con người, xã hội và văn hóa nói chung, tạo thành sự liên đến quan lịch sử của nó. Ngoài ra, sự liên quan đến lịch sử được xác định khi một hệ thống (địa điểm) vẫn tồn tại bền vững vàcho thấy khả năng phục hồi của nó trước những thay đổi của môi trường và kinh tế xã hội theo thời gian. Sự liên quan đến thời đại Sự liên quan đương đại của hệ thống (địa điểm) được hình thành bởi năng lực hiện tại và tương lai về khả năng cung cấp thực phẩm và an ninh sinh kế, góp phần vào đời sống con người và chất lượng cuộc sống, và để tạo ra hàng hóa khác phục vụ cho nhu cầu của địa phương, quốc gia và toàn cầu về kinh tế, môi trường và các dịch vụ cho cộng đồng xã hội. Do đó, tiêu chí này liên quan đến khả năng thích ứng một hệ thống (địa điểm) nông nghiệp trước chính sách toàn cầu hay quốc gia và trước những thách thức về mục tiêu phát triển bền vững, nổi bật nhất là đạt được an ninh lương thực, sức khỏe con người và các mục tiêu môi trường, chẳng hạn như: sự thích ứng với khí hậu, hấp thụ cacbon, nước, đất và bảo tồn đa dạng sinh học. Theo tiêu chí này ta nên làm nổi bật những bài học đặc biệt được biết đến hoặc nguyên tắc có thể được bắt nguồn từ một vài điểm trong hệ thống, mà có thể được áp dụng rộng rãi ở những nơi khác. Tại sao đưa ra vấn đề GIAHS Việc bảo tồn động của Hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) là khái niệm xoay quanh ý tưởng rằng toàn cầu hóa, suy thoái môi trường và áp lực gia tăng dân số đã đặt hệ thống sản xuất vào trạng thái căng thẳng, và do đó, dẫn đến việc mất mát đa dạng sinh học, lợi ích kinh tế và sinh kế, đặc biệt đối với cộng đồng gia đình nông nghiệp truyền thống, những người bị thiệt thòi và nghèo khổ. Việc xúc tiến GIAHScó thể giúp tăng cường sản xuất lương thực tại chỗ và cải thiện đời sống nông thôn. Khi xóa đói giảm nghèo và an ninh lương thực vẫn còn khó khiểm soát trong gần một tỷ dân số thế giới, và với biến đổi khí hậu đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng tác động đặc biệt mạnh vào những người nghèo nhất và thiệt thòi nhất, do đó con người rõ ràng sẽ cần mô hình mới của nông nghiệp trong tương lai gần trong đó phải bao gồm các hình thức canh tác bền vững, đa dạng sinh học, địa phương, đàn hồi, và đảm bảo công bằng xã hội hơn. Chắc chắn, nông nghiệp hiện đại sẽ phải được bắt nguồn từ lý do sinh thái của hệ thống canh tác truyền thống, vì tương lai của dân số thế giới chắc chắn sẽ phụ thuộc vào thành phần chính của dịch vụ đa dạng sinh học vàhệ sinh thái, điều này vẫn được tìm thấy trong những cái nôi có sự đa dạng nông nghiệp. Con đường hứa hẹn hình thành nền nông nghiệp tương lai dựa trên các hệ thống nông nghiệp truyền thống có thể giúp tăng sản xuất lương thực tại trang trại và cải thiện sinh kế nông thôn do đó góp phần đáng kể vào mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của cuộc chiến chống đói nghèo. Đây là trọng tâm của chương trình nghị sự phát triển toàn cầu. Biến đổi khí hậu và vấn đề GIAHS Một trong những tính năng nổi bật của hệ thống canh tác truyền thống là mức độ đa dạng sinh học cao của chúng, đặc biệt là đa dạng thực vật ở dạng đa canh hoặc mô hình nông lâm kết hợp. Chiến lược này giảm thiểu rủi ro bằng cách trồng đa dạng giống của 13 loài cây trồng được thích nghi tốt hơn với các sự kiện thời tiết, biến đổi khí hậu và khả năng chống lại tác hại của sâu bệnh. Đồng thời, nó ổn định sản lượng trong dài hạn, thúc đẩy sự đa dạng chế độ ăn uống và tối đa hóa lợi nhuận ngay cả với mức độ thấp của công nghệ và các nguồn lực hạn chế. An ninh lương thực và vấn đề GIAHS Nhiều hệ thống nông nghiệp đáng chú ý và cảnh quan liên quan, cũng không thể đồng nhất cho nông nghiệp thâm canh, được quản lý bởi con số ước tính gần 1,4 tỷ người, chủ yếu là các gia đình nông dân, tá điền và các cộng đồng bản địa. Họ nuôi dưỡng các giống do tổ tiên họ để lại và giống địa phương của các loài thực vật và chủng động vật thông qua hệ thống kiến thức của mình và ít tiếp cận với đầu vào bên ngoài, vốn, hoặc các công nghệ nông nghiệp hiện đại. Họ sản xuất từ 30-50 phần trăm lượng lương thực nội địa tiêu thụ trong thế giới các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, bằng cách ấy, góp phần đáng kể cho an ninh lương thực ở cấp địa phương, quốc gia và khu vực. Phát triển bền vững và vấn đề GIAHS Mặc dù thực tế là thâm nhập thị trường, di cư, tăng trưởng dân số, cải cách chính trị, giới thiệu các công nghệ mới và các yếu tố khác đã đẩy nhanh tốc độ thay đổi ở vùng nông thôn, nhiều trong số các hệ thống truyền thống đã đứng vững trước sự thử thách của thời gian để chứng minh cho chiến lược nông nghiệp bản địa thành công và bền vững, đại diện cho mô hình phát triển bền vững. Chúng thúc đẩy đa dạng sinh học, phát triển mạnh mà không cần tới hóa chất nông nghiệp, sản lượng duy trì quanh năm trong những biến động kinh tế xã hội và biến đổi môi trường. Trong thực tế, nhiều nhà khoa học thừa nhận rằng các hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống có khả năng cung cấp các giải pháp cho những thay đổi không lường trước được và biến đổi đối với nhân loại trong thời đại biến đổi khí hậu, năng lượng và khủng hoảng tài chính.
|
|
TS. Phạm Hùng Cương |