Khái niệm về Hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS)
+ GIAHS là gì? Hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) được định nghĩa là “Hệ thống sử dụng đất và cảnh quan nổi bật ở đó giàu có về đa dạng sinh học có ý nghĩa toàn cầu, được phát triển từ sự cùng thích nghi của một cộng đồng người dân với môi trường thông qua việc đáp ứng những nhu cầu cần thiết và những khát vọng phát triển bền vững của cộng đồng đó”. + Sáng kiến hợp tác toàn cầu Để đối phó với xu hướng toàn cầu làm suy yếu gia đình nông nghiệp và hệ thống nông nghiệp truyền thống, vào năm 2002, trong Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững (WSSD, Johannesburg, Nam Phi), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc đưa ra một sáng kiến hợp tác toàn cầu về bảo tồn và quản lý thích ứng của “hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu”. Mục tiêu chung của sự hợp tác này là để xác định và bảo vệ Hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) và cảnh quan liên quan đến chúng, các hệ thống đa dạng sinh học và kiến thức nông nghiệp thông qua thúc đẩy và thiết lập một chương trình dài hạn để hỗ trợ cho những hệ thống như vậy và nâng cao lợi ích của quốc tế, quốc gia và địa phương thông qua việc “bảo tồn động”, quản lý bền vững và tăng cường năng lực. + Tại sao phải tiến hành bảo tồn động các di sản nông nghiệp? Hiện nay Các hệ thống sản xuất nông nghiệp truyền thống vẫn đang cung cấp lương thực, thực phẩm hàng ngày cho khoảng hai tỷ người. Các hệ thống này đồng thời cũng đang duy trì sự đa dạng sinh học, sinh kế, kiến thức và văn hóa thực tiễn. Di sản nông nghiệp toàn cầu này cần phải được công nhận và hỗ trợ theo những cách cho phép nó tiếp tục phát triển – cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Sáng kiến GIAHS có các dự án tác động tại Algeria, Azerbaijan, Chile, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Kenya, Mexico, Morocco, Peru, Philippines, Sri Lanka, Tanzania, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và các quốc gia Hồi giáo. Ở những nước này, các phương pháp quản lý thích ứng sẽ được phát triển và thực hiện, để hỗ trợ các bên liên quan ở các cấp quốc gia và địa phương trong việc bảo tồn năng động các hệ thống di sản nông nghiệp của họ. + Di sản Nông nghiệp là di sản cho tương lai Khái niệm về Hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) là khác biệt và phức tạp hơn nhiều với khái niệm một điểm di sản thông thường hoặc khu vực hoặc cảnh quan được bảo vệ. Một GIAHS là một hoạt động sống, một hệ thống phát triển của các cộng đồng con người trong một mối quan hệ phức tạp với lãnh thổ, cảnh quan văn hóa hoặc nông nghiệp, hoặc môi trường sinh lý và xã hội rộng lớn hơn. Con người và các hoạt động sinh kế của họ đã liên tục thích nghi với tiềm năng và hạn chế của môi trường, từ đó đã hình thành lên cảnh quan và môi trường sinh học ở các cấp độ khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự tích lũy kinh nghiệm qua nhiều thế hệ làm tăng trưởng về chiều sâu các hệ thống kiến thức của họ và nhìn chung, ở một chừng mực nào đó các hoạt động sinh kế đa dạng phức tạp thường được thống nhất lại một cách chặt chẽ. Khả năng phục hồi của nhiều nơi có GIAHS đã được phát triển và áp dụng để đối phó với biến đổi khí hậu và sự thay đổi, ví dụ như thiên tai, công nghệ mới và thay đổi tình thế chính trị và xã hội, để đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế và giảm bớt rủi ro. Chiến lược bảo tồn năng động và tiến trình cho phép duy trì đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu nhờ liên tục đổi mới, chuyển giao giữa các thế hệ và trao đổi giữa các cộng đồng và các hệ sinh thái khác. Sự phong phú và bề rộng của kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên là một kho báu có ý nghĩa toàn cầu cần phải được phát huy, bảo tồn và đồng thời phải được phát triển. + Các dạng hệ thống di sản nông nghiệp Có rất nhiều hệ thống di sản nông nghiệp khác nhau trên thế giới xứng đáng để xác định, đánh giá và đưa vào bảo tồn động. Một trong những nhiệm vụ chính của sáng kiến hợp tác GIAHS là công việc hợp tác với các cộng đồng địa phương, chính phủ các nước và các tổ chức quốc gia và quốc tế khác nhau. Hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) được lựa chọn dựa trên cơ sở là tầm quan trọng của chúng trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở địa phương, có mức độ đa dạng sinh học nông nghiệp cao và đa dạng sinh học có liên quan, lưu trữ kiến thức bản địa và sự tinh xảo của các hệ thống quản lý. Các nguồn tài nguyên sinh học, kinh tế và văn hóa xã hội đã phát triển trong những điều kiện khó khăn của sinh thái và văn hóa xã hội cụ thể, đồng thời cũng tạo nên những cảnh quan nổi bật. Các ví dụ về hệ thống di sản nông nghiệp như vậy có đến hàng trăm và là mái nhà chung của hàng ngàn các nhóm dân tộc, các cộng đồng bản địa và người dân địa phương với vô số các nền văn hóa, ngôn ngữ và tổ chức xã hội. Ví dụ về các GIAHS có thể thuộc vào các loại sau: – Các hệ sinh thái nông nghiệp ruộng lúa bậc thang miền núi Đây là những hệ thống ruộng lúa bậc thang miền núi nổi bật có sử dụng rừng hỗn hợp hoặc các hệ thống nông lâm kết hợp. Các hệ thống này cũng bao gồm đa dạng nông nghiệp và các yếu tố khác: lấy ví dụ, trồng lúa-cá, lúa-cá-vịt với nhiều giống lúa và cá / nhiều kiểu gen; và các hệ thống tổng hợp rừng, sử dụng đất và nước, đặc biệt là tìm thấy ở Đông Á và Hy Mã Lạp Sơn. – Các hệ thống nhiều cây trồng / nông nghiệp đa canh Đây là sự kết hợp nổi bật về trồng trọt nhiều giống cây trồng có hoặc không có kết hợp kiểu nông lâm kết hợp. Chúng là biểu thị đặc trưng cho quy tắc vi khí hậu khéo léo, chương trình quản lý đất và nước, và ứng dụng khả năng thích nghi của cây trồng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Những hoạt động này phụ thuộc nhiều vào sự phong phú nguồn kiến thức bản địa và các di sản văn hoá liên quan. – Hệ thống canh tác dưới tán Đây là những hệ thống nông nghiệp có sử dụng hỗn hợp hoặc tổng hợp lâm nghiệp, vườn cây ăn quả hoặc các hệ thống cây trồng khác với cả hai môi trường ngoài tán và dưới tán. Nông dân sử dụng các loại cây trồng dưới tán để thu hoạch sớm, đa dạng hóa cây trồng, sản phẩm và / hoặc sử dụng hiệu quả đất đai và lao động. Những hoạt động này rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới, ví dụ trong các hệ thống trồng khoai môn hoặc cây có củ, trồng cùng với giống cây trồng đặc hữu khác từ nguồn gen địa phương. – Các hệ thống đồng cỏ du mục và nửa du mục Đây là những hệ thống mục vụ (đồng cỏ hoặc vùng đất chăn thả) nhờ vào việc sử dụng phù hợp các đồng cỏ, vùng đất chăn thả, nguồn nước, muối và tài nguyên rừng, nhờ sự di động và sự thay đổi trong thành phần đàn gia súc trong các môi trường khắc nghiệt không cân bằng, tạo nên sự đa dạng di truyền cao và cảnh quan văn hóa nổi bật. Chúng bao gồm các vùng đất khô hạn vùng cao, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các cảnh quan được hình thành bởi các hệ thống này thường tạo ra môi trường sống cho các loài hoang dã bao gồm các loài bị đe dọa. – Các hệ thống thủy lợi cổ xưa, quản lý nước và đất Đây là những hệ thống thủy lợi, quản lý đất và nước khéo léo và tinh chỉnh phổ biến nhất ở vùng đất khô cằn, với sự đa dạng cao của cây trồng và động vật thích nghi tốt nhất với môi trường. – Vườn nhà nhiều lớp phức tạp (vườn tạp) Các hệ thống nông nghiệp đặc trưng cho kiểu vườn nhà nhiều lớp phức tạp với cây hoang dã và thuần dưỡng, cây bụi và cây cho nhiều loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh, cây cảnh và các vật liệu khác, có thể kết hợp với sản xuất nông-lâm nghiệp, nương rẫy, săn bắn hái lượm hoặc chăn nuôi. – Hệ thống dưới mực nước biển Các hệ thống nông nghiệp đặc trưng cho kỹ thuật quản lý đất và nước để tạo đất canh tác dựa vào sự tiêu rút nước vùng đầm lầy châu thổ. Các hệ thống hoạt động trong bối cảnh mực nước biển và sông tăng trong khi liên tục vun cao mức đất, nhờ đó tạo ra cách thức sử dụng đất đa năng (về nông nghiệp, giải trí và du lịch,bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn văn hóa và đô thị hóa). – Hệ thống di sản nông nghiệp của bộ lạc Các hệ thống đặc trưng cho thực hành nông nghiệp của các bộ lạc khác nhau và kỹ thuật quản lý đất, nước và / hoặc sự kết hợp của các hệ thống canh tác và tổng hợp hệ thống kiến thức bản địa. – Hệ thống cây gia vị và cây trồng có giá trị cao Các hệ thống đặc trưng cho thực tiễn quản lý các cánh đồng cổ xưa về các loại cây trồng có giá trị caovà các loại gia vị, độc đáo đối với các loại cây trồng cụ thể hoặc với các kỹ thuật luân canh cây trồng và kỹ thuật khai thác đòi hỏi phải có được kỹ năng xử lý và sự khéo léo đặc biệt. – Hệ thống săn bắn hái lượm Tiêu biểu cho loại hình này có các hoạt động nông nghiệp độc đáo như thu hoạch lúa hoang ở Chad vàthu thập mật ong của các dân tộc sống trong rừng ở Trung và Đông Phi. |
|
TS. Phạm Hùng Cương |