Đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen xoài Việt Nam bằng chỉ thị SCoT
Xoài (Mangifera indica) là một loại cây trồng được trồng phổ biến ở nhiều vùng sinh thái của Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát đánh giá đa dạng di truyền của 21 giống xoài đặc sản của một số vùng từ Bắc đến Nam Việt Nam với 19 chỉ thị SCoT (Start Codon Tagged). Kết quả thu được 169 alen đạt trung bình 8,89 alen/locut, cao nhất là 14 alen của chị thị SCoT38 và thấp nhất là 6 alen của SCoT2. Hệ số PIC thu được của 19 chỉ thị SCoT nằm trong khoảng từ 0,3949 đến 0,9453 đạt trung bình 0,7819, trong đó hầu hết các chỉ thị đều cho hệ số PIC cao từ 0,7 đến 0,9. Quan hệ di truyền của các nguồn gen xoài được phân tích UPGMA bằng phần mềm Power Marker v3.25 cho thấy các nguồn gen xoài có khoảng cách di truyền cách xa nhau từ 0,1 đến 0,3, trong đó nguồn gen Xoài Thanh Trà có nguồn gốc tại Vĩnh Long tách biệt hoàn toàn với 21 nguồn gen còn lại, hai nguồn gen xoài Cát trắng Tiền Giang và Cát Hòa Lộc có khoảng cách di truyền ngắn nhất chỉ đạt 0,1. Bộ tiêu bản DNA dựa trên các chỉ thị SCoT có ý nghĩa trong công tác đánh giá đa dạng di truyền các giống xoài Việt Nam.
Xem bài báo chi tiết tại đây |
|
Bùi Thị Thu Giang, Nguyễn Thị Thanh Thủy |