Ấn phẩm mới của FAO ‘Thực phẩm Thông minh Tương lai’ nhằm khơi dậy tiềm năng to lớn của các loài cây chưa được quan tâm sử dụng phục vụ Sáng kiến không còn người đói

       Vào ngày 12 tháng 4 năm 2018, Ần phẩm về Thực phẩm Thông minh Tương lai: Tìm lại kho báu bị che giấu về các loài thực vật bị bỏ quên và chưa được sử dụng thuộc Sáng kiến Không còn người đói ở Châu Á được đưa ra Hội nghị Bộ trưởng về sáng kiến Không còn người đói tại Hội nghị Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 34 của FAO tại Nadi , Fiji.

       Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) là hoạt động trọng tâm của Tổ chức Nông Lương (FAO), đặc biệt là mục tiêu SDG2, kêu gọi xoá đói giảm nghèo và mọi hình thức suy dinh dưỡng. Sự đa dạng về sản phẩm và chế độ ăn uống là những yếu tố được thừa nhận trong các chiến lược cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng. Hiện nay, nông nghiệp đã phụ thuộc quá nhiều vào một số ít cây trồng chính.

       FAO cho rằng các loài bị bỏ quên và không được sử dụng (NUS) có vai trò trung tâm trong cuộc chiến chống đói nghèo và suy dinh dưỡng, nhưng hiện nay chúng đang bị xem nhẹ. Ngày nay, chỉ có 103 trong số gần 30.000 loài thực vật ăn được trên thế giới cung cấp tới 90% calo trong chế độ ăn uống của con người. NUS rất phong phú ở châu Á. Để khai thác được tiềm năng của NUS, Văn phòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của FAO đã phối hợp với 30 tổ chức quốc gia và quốc tế đưa ra sáng kiến về thực phẩm thông minh tương lai và là một phần của sáng kiến Không còn người đói.

       Mục đích của ấn phẩm này là để: i) thể hiện các lợi ích đa chiều của các loài bị bỏ quên, chưa sử dụng (NUS) và tiềm năng đóng góp của chúng vào việc đạt được mục tiêu Không có người đói; ii) xác định các loài NUS triển vọng có nhiều chất dinh dưỡng, chịu được khí hậu bất thuận, hiệu quả về kinh tế và có sẵn tại địa phương hoặc dễ dàng tiếp cận như một loại Thực phẩm thông minh tương lai (FSF); iii) nêu bật những thách thức và cơ hội gặp phải khi khai thác những cây lương thực ít chủ đạo này; và iv) đưa ra các khuyến nghị chiến lược để tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc khuyến khích, sản xuất, thị trường và tiêu thụ Thực phẩm thông minh tương lai, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh cho tương lai.

       Tên gọi Thực phẩm thông minh tương lai là đề cập đến các loài NUS có nhiều chất dinh dưỡng, thích ứng khí hậu, có giá trị kinh tế và dễ tiếp cận ở địa phương, đại diện cho nguồn thực phẩm phong phú đầy triển vọng và tạo thành nền tảng của hệ thống thực phẩm. Theo ông José Graziano da Silva, Tổng giám đốc của FAO, các loại thực phẩm này thông minh vì chúng có thể tăng cường sự đa dạng trong khẩu phần, cải thiện hấp thu vi chất dinh dưỡng, tăng cường sức bền của đất, đòi hỏi ít đầu vào hơn như phân bón hóa học và thường thích ứng được với biến đổi khí hậu và điều kiện canh tác bất lợi.

       Để khai thác được tiềm năng to lớn của NUS, FAO-RAP đã tổ chức một cuộc tham vấn chuyên gia khu vực về việc phân loại và ưu tiên các loài NUS thông qua một bài xác định ưu tiên liên ngành trong tháng 12 năm 2016, phối hợp với Đại sứ đặc biệt của FAO về Năm quốc tế Đậu đỗ, ICARDA, ICRISAT, MSSRF-LANSA, ACIAR, Đại học Mahidol, Đại học Tây Úc, ICIMOD, CATAS-TCGRI, CFF, chính phủ các nước và các viện nghiên cứu của Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Lào, Myanmar, Nepal, Vietnam và Ấn Độ và một tổ chức xã hội dân sự (Tổ chức Akshaya Patra). Tại hội nghị đã thông qua một phương pháp tiên tiến để xác định NUS là FSF đáp ứng được bốn tiêu chí về dinh dưỡng, nông nghiệp, sinh thái và các khía cạnh sinh thái xã hội, để đưa ra danh sách ưu tiên của Thực phẩm thông minh tương lai ở cấp quốc gia. Ấn phẩm trình bày kết quả chính của bài xác định ưu tiên khu vực này trên NUS.

       Lời nói đầu của ấn phẩm của ông José Graziano da Silva, Tổng giám đốc FAO, sau khi ông phê chuẩn Sáng kiến FSF của Văn phòng khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của FAO.

       Ấn bản cũng được TS. Patrick Caron, Chủ tịch Cấp cao Ban các chuyên gia về An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng (HLPE) của Uỷ ban An toàn Thực phẩm Thế giới (CFS), khuyến nghị: “Việc xác định các loài có dinh dưỡng cao, có khả năng chống chịu khí hậu bất thuận, hiệu quả về mặt kinh tế và sẵn có tại địa phương hoặc thích hợp để làm Thực phẩm Thông minh Tương lai trong sáng kiến Không có người đói có tầm quan trọng đáng kể từ quan điểm chính sách, thể chế và kỹ thuật để tăng cường chiến lược an ninh lương thực và dinh dưỡng. Nó chắc chắn sẽ góp phần cải thiện các hoạt động khuyến nông và đa dạng hóa chế độ ăn uống và thói quen ăn uống lành mạnh ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.”

Xem chi tiết : tại đây

FSF book facebook

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.