Sự cần thiết phải bảo tồn insitu

         Sự đe doạ tiềm tàng của  xói mòn đa dạng di truyền thực vật đến cung cấp lương thực trên thế giới đã được thừa nhận từ lâu và đã dẫn đến việc bảo tồn ex situ vật liệu di truyền tại các ngân hàng gen (Bornner, 1991). Trong khi đây là một phương pháp có lợi, nó vẫn có một số nhược điểm về hiệu quả và bề rộng. Trước hết, việc bảo quản ex situ đã làm “đông cứng” quá trình tiến hoá tự nhiên (Altieri và Merrick, 1988). Thứ hai, các tập đoàn ex situ dễ bị ảnh hưởng của những sai sót trong quản lý và lẫy nhiễm bệnh qua hạt (Wood, 1993). Chính khả năng bảo quản một khối lượng lớn các genotype và alen trong quá trình tiến hóa đã làm cho phương pháp bảo quản in situ có lợi thế so sánh đối với phương pháp exsitu.
Những ưu điểm của bảo quản insitu bao gồm sự tiếp tục của quá trình tiến hoá và thích nghi của những vật liệu được bảo tồn. Nó cũng cho phép sự tiến hoá của hệ sinh thái cảnh quan tùy thuộc vào sự thay đổi của thời tiết. Bảo tồn in situ có những tiềm năng sau đây:
(1) Bảo tồn quá trình thích nghi của các giống địa phương với môi trường sống của chúng,
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ – hệ sinh thái, loài và trong loài,
(3) Cải thiện đời sống nông dân,
(4) Duy trì hoặc gia tăng sự tiếp cận và quản lý của nông dân đối với nguồn tài nguyên di truyền thực vật của họ,
(5) Gắn kết nông dân với mạng lưới tài nguyên di truyền thực vật quốc gia và cuốn hút nông dân tham gia trực tiếp vào quá trình bổ sung giá trị nguồn gen

(6) Gắn kết cộng đồng nông dân với ngân hàng gen trong việc bảo tồn và sử dụng nguồn gen.

PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.