Đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen đậu xanh bằng chỉ thị DArT

         Đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek.) là cây họ đậu có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, là cây thực phẩm của gần 300 triệu dân, đặc biệt là các nước đang phát triển bởi nó được coi là thịt của người nghèo ở Châu Á nói chung, khu vực Nam Á và Đông Nam Á nói riêng trong đó có Việt Nam.

        Công tác đánh giá mức độ dạng di truyền nguồn gen cây trồng là bước nghiên cứu quan trọng quyết định tới thành công trong chọn tạo giống. Những hiểu biết đầy đủ về sự đa dạng di truyền của nguồn gen đậu xanh thực sự cần thiết trong công tác bảo tồn và quản lý. Kỹ thuật DArT được phát triển ban đầu trên lúa (Jaccoud et al, 2001). Ứng dụng thành công DArT trên cây đậu triều (Yang et al, 2006) là tiền đề cho việc ứng dụng kỹ thuật này để đánh giá đa dạng di truyền trên các cây họ đậu. (Vu et al, 2012) đã phát triển các thư viện chỉ thị DArT cho đậu xanh và đậu tương.

        Tại Việt Nam, nghiên cứu đa dạng di truyền cây trồng bằng các chỉ thị phân tử đã được tiến hành trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau tuy nhiên đánh giá đa dạng di truyền trên cây đậu xanh còn rất ít. Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ đa dạng di truyền của một số mẫu giống đậu xanh đang lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia để có thêm tài liệu nghiên cứu tham khảo và qua đó nâng cao công việc bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn gen phục vụ cho công tác chọn tạo giống.

        Kết quả phân tích đa dạng di truyền cho thấy 54 nguồn gen đậu xanh được chia thành 3 nhóm chính trong đó nhóm 3 chỉ có nguồn gen đậu xanh số 21 có nguồn gốc thu thập từ Tuyên Quang.

        Khoảng cách di truyền các nguồn gen đậu xanh cho thấy các nguồn gen đậu xanh có nền di truyền hẹp và phân nhóm không rõ ràng theo vùng địa lý.

Từ khóa: Đậu xanh, đa dạng di truyền, chỉ thị DArT, PIC.

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.