Kết quả đánh giá tập đoàn sắn tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia, năm 2010-2011

    Sắn (Manihot esculenta Crantz; tên khác: khoai mì, cassava, tapioca, yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa, maracheeni) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Sắn hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www. TTTA. Food market, 2009). Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng, đứng hàng thứ năm về mặt diện tích gieo trồng sau lúa, ngô, rau và khoai lang. Năng suất sắn Việt Nam thuộc loại thấp nhất ở châu Á. Bên cạnh đó, ở nước ta, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1997). Để góp phần đẩy nhanh quá trình tuyển chọn và chọn tạo giống sắn phục vụ sản xuất, công tác đánh giá tuyển chọn những dòng giống sắn tốt từ nguồn nguyên vật liệu thu thập trong và ngoài nước có vai trò quan trọng. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tập đoàn sắn đang lưu giữ tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, An Khánh –  Hoài Đức – Hà Nội. Bài viết này trình bày kết quả đánh giá các mẫu giống sắn trong 2 năm 2010-2011.

– Tập đoàn sắn gồm 179 mẫu giống sắn được thu thập từ các vùng sinh thái trong cả nước, tuy nhiên vùng thu thập được nhiều mẫu giống nhất là Đông Nam Bộ chiếm 30,41% mẫu giống của tập đoàn.

– Kết quả đánh giá các đặc điểm hình thái thân lá và củ cho thấy mức độ biểu hiện khá đa dạng trong tập đoàn sắn hiện đang bảo tồn tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia.

– Bước đầu đã tuyển chọn được 15 mẫu giống Sắn có triển vọng trong tập đoàn để phục vụ mục đích khai thác và sử dụng nguồn gen.

Xem báo cáo chi tiết tại đây

Nguyễn Thị Thúy Hằng, Hoàng Thị Nga, Trương Thị Hòa, Nguyễn Phùng Hà

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.