Thủ tướng phê duyệt “Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Ngày 28/9/2015 vừa qua Thay mặt Thủ tướng chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1671/QĐ-TTg về “Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Mục tiêu chiến lược của Chương trình là: Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại kết hợp hài hòa với tri thức truyền thống trong bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen. Bảo tồn kết hợp với sử dụng bền vững nguồn gen góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Chương trình đã đưa ra các mục tiêu cụ thể sau:

1. Đến năm 2020

– Thu thập, nhập nội, lưu giữ an toàn được ít nhất 70.000 nguồn gen sinh vật.

– Đánh giá, xác định giá trị nguồn gen, trong đó đánh giá ban đầu được ít nhất 20.000 (khoảng 30%) nguồn gen sinh vật đã thu thập, tập trung vào nguồn gen có giá trị kinh tế, khoa học, môi trường và y – dược; đánh giá chi tiết được ít nhất 10% trong tổng số nguồn gen sinh vật đã đánh giá ban đầu.

– Đánh giá tiềm năng di truyền được ít nhất 300 nguồn gen sinh vật có giá trị khoa học và kinh tế; giải mã, xây dựng bản đồ gen của ít nhất 5 nguồn gen đặc hữu hoặc có giá trị kinh tế cao hoặc là các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của Việt Nam.

– Tư liệu hóa nguồn gen, bước đầu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen quốc gia phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học và trao đổi thông tin trong mạng lưới quỹ gen thống nhất toàn quốc (Mạng lưới quỹ gen quốc gia).

– Khai thác và phát triển ít nhất 100 nguồn gen có giá trị ứng dụng để phát triển phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, y – dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh – quốc phòng.

2. Đến năm 2025

– Tiếp tục thu thập, nhập nội, lưu giữ, bảo tồn an toàn và nguyên trạng được ít nhất 90.000 nguồn gen sinh vật.

– Đánh giá, xác định giá trị nguồn gen, trong đó đánh giá ban đầu ít nhất 30.000 (khoảng 40%) nguồn gen đã thu thập; nguồn gen có giá trị khoa học, y – dược, kinh tế và có triển vọng phát triển giống cho sản xuất; đánh giá chi tiết ít nhất 10% trong tổng số nguồn gen đã đánh giá ban đầu.

– Đánh giá tiềm năng di truyền của ít nhất 500 nguồn gen sinh vật có giá trị khoa học và kinh tế; giải mã, xây dựng bản đồ gen của ít nhất 10 nguồn gen đặc hữu có giá trị kinh tế cao hoặc là các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của Việt Nam.

– Tư liệu hóa nguồn gen và hoàn thiện hệ thống thông tin quốc gia về nguồn gen phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin trong Mạng lưới quỹ gen quốc gia.

– Khai thác và phát triển ít nhất 200 nguồn gen có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y – dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh – quốc phòng.

Đây là cơ hội cũng như trách nhiệm nặng nề đòi hỏi sự cô gắng của toàn bộ hệ thống bảo tồn tài nguyên sinh vật quốc gia, trong đó Hệ thống bảo tồn tài nguyên thực vật quốc gia giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện Chương trình này.

Toàn văn Quyết định số 1671/QĐ-TTg về “Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xem tại đây

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.