Nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương, mạn đàm về bánh Chưng, bánh Giày
Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng baDù ai buôn bán gần xaNhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mườiCó thể nói không có một dân tộc, đất nước nào lại có một nghi lễ tưởng nhớ đến người sáng lập nước như ở Việt Nam ta, trong nghi lễ đó không thể thiếu được món bánh Trưng, bánh Dày. Nguyên liệu để tạo ra bánh chính là giống lúa nếp Lang Liêu. Vì thế giống Lúa nếp Lang Liêu được con dân đất Việt trân quý gìn giữ truyền từ đời này qua đời khác. Năm 2010 giống Lúa nếp Lang Liêu do công ty Công ty Cổ phần Nông nghiệp Nhiệt Đới phục tráng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặc cách công nhận là giống quốc gia (Quyết định số 417/QĐ-TT-CLT ngày 15/10/2010). Nhân dịp ngày giỗ tổ năm nay, tôi xin phép mạn đàm một chút về triết lý của bánh Trưng, bánh Dày sản phẩm tạo nên danh tiếng của giống Lúa nếp này.Trước hết tôi xin phép giải thích một chút về việc tại sao tôi lại dùng từ bánh Trưng chứ không phải từ bánh Chưng như một số sách hay viết. Từ Trưng này có nghĩa là tượng trưng như trong phần lý giải ở trong truyền thuyết đã nói chứ không phải là loại bánh do luộc chín (Chưng) trong nước sôi mà thành. Xin phép được nhắc lại câu truyện bánh Trưng trong cuốn “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế Pháp thời Trần như sau: Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi hai vị quan lang và công chúa lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Lang Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, vì cô đơn mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”. Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh Trưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh Dày. Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh Trưng và bánh Dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Lang Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước, đến nay đổi tên Lang Liêu thành Tiết Liệu. Vua bèn truyền ngôi cho Liêu, anh em 21 người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc. Về sau, các tướng tranh giành nhau thường dựng mộc sách (hàng rào bằng gỗ) để phòng ngự; cho nên,từ đó mới có sách, thôn, trang, phường. Bản scan chép truyện bánh Trưng bánh Dày của viện nghiên cứu Hán Nôm Như vậy trong câu truyện này bánh Trưng, bánh Dày tượng trưng cho trời và đất và nếu như vậy thì bánh Trưng, bánh Dày thì mối thứ chỉ cần một cái là đủ vì trời, đất chỉ có một thế nhưng tại sao chúng ta lại ghép 2 chiếc bánh trưng lại làm 1 cặp và 2 chiếc bánh Dày thành một cặp? và bánh Trưng thường được gói bởi các sợi lạt nhuộm màu hồng chia bánh Trưng thành chín ô bằng nhau? Phải chăng nó còn một ý nghĩa khác? Theo như thầy dạy thư pháp của tôi là thầy Nghiêm Quốc Đạt, chủ nhiệm câu lạc bộ thư pháp Sơn Đồng thì bánh Trưng được ghép thành một cặp là để tượng trưng cho Hà đồ và Lạc thư. Hà đồ ở đây chính là bản bồ sông ngân hà trên trời và Lạc thư chính là sách của nhà Lạc chứ không phải là truyền thuyết Hà đồ, Lạc thư như chúng ta thường được nghe nói tới. Giữa Hà đồ và Lạc thư có mối quan hệ gì với phả hệ trong truyền thuyết hình thành nhà nước Văn Lang của chúng ta?. Vậy tại sao Hà đồ lại là bản đồ trên sông ngân hà? Và tại sao lại là sách của nhà Lạc chứ không phải như truyền thuyết về Hà đồ và Lạc thư như chúng ta thường được lý giải về Hà đồ, lạc thư: Cách đây 6000 năm, Vua Phục Hy thấy con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng hà, trên mình có những xoáy bèn nghĩ ra Hà Đồ, Khi vua Vũ trị thủy thì trên sông Lạc thủy xuất hiện con rùa in hình Lạc thư dâng lên cho vua Vũ. Tôi sẽ phân tích nguồn gốc của Hà đồ gắn với Phục Hy, Lạc thư với vua Vũ trong môt bài viết khác. Về vấn đề Hà đồ – bản đồ trên sông ngân hà chúng ta hãy xem xét lại một chút về sự thay đổi chòm sao bắc cực và phả hệ trong huyền sử về sự hình thành nhà nước Văn Lang bắt đầu từ thời Kinh Dương Vương cho đến thời vua Hùng dược ghi trong cuốn Đại việt sử ký toàn thư của sử thần Ngô Sĩ Liên (xin tóm tắt lại). Kinh Dương Vương Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương].Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Phụ chú: Thông tin thêm về Quốc mẫu Hồng đăng (Vụ tiên) ở Tiên cát, Phú Thọ: https://www.youtube.com/watch?v=UpjK1DcaoeM&list=PLaZihFZEOe8vrWRapv_5WgziEXVtgTrIT&index=30 Lạc Long Quân Tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương. Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt. Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam – xuống biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua. Hùng Vương Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đều là đất thần thuộc của HùngVương; còn bộ gọi là Văn Lang là nơi vua đóng đô. Đặt tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng (chữ Lạc Tướng, sau chép sai là Hùng Tướng ). Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Quan coi việc gọi là Bồ Chính, đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương. Như chúng ta đã biết là trái đất quay xung quanh mặt trời trên một trục tưởng tượng nghiêng khoảng 23,50 so với phương thẳng đứng, nhưng chính trục này cũng không phải là một trục cố định mà tạo thành một vòng tròn. Chính điều này tạo ra sự thay đổi của chòm sao bắc cực như hình dưới:
Chú giải: Vòng tròn màu cam là số năm so với năm dương lịch mà các chòm sao đóng vai trò là sao Bắc đẩu. Như bản đồ trên cho ta thấy: Cách đây khoảng (-10000) – (-8000) năm trước công nguyên chòm sao đóng vai trò chòm sao bắc cực là chòm Vụ Tiên. (tiếng La Tinh: Hercules). Khoảng (-4000) năm là chòm sao Thiên long (tiếng La Tinh: Draco) có sao Thuban là sao bắc cực. Khoảng (-2000) năm là chòm sao Tiểu hùng với sao Polaris đóng vai trò là chòm sao bắc cực. Sau đó lần lượt là chòm Thiên Vương Thiên ưng (với chòm sao Ngưu Lang) chòm Thiên cầm (với sao Chức Nữ) là các chòm sao Bắc đẩu, Như vây ta thấy có sự tương đồng nào đó giữa phả hệ thời Hùng Vương: Vụ tiên- Lạc long quân – Hùng Vương với sự thay đổi của chòm sao Bắc cực Vũ tiên- Thiên Long- Tiểu Hùng. Mặt khác kết quả nghiên cứu của những năm gần đây cho thấy cư dân phương Nam trước thời Đông Sơn và Đông Sơn đã đạt đến một trình độ thiên văn rất cao: Từ 6000 năm tr.CN, chiếc rìu đá Bắc Sơn đã khắc hình chòm sao Vũ Tiên – một chòm sao mang tính chu kỳ đã xuất hiện trên bầu trời Đông Nam Á lúc đó.Trống Đồng Hoàng Hạ (và một số trống đồng khác) được xác định là những bức thiên đồ cho phép bằng cách đo bóng nắng mà xác định được các ngày tiết trong năm với mốc là những hoa văn có hình dáng rất gần với hình kí hiệu của những ngày tiết ấy trong thiên văn học hiện đại [Bùi Huy Hồng 1974: 364–372]. Như vậy chiếc rìu đá khắc chòm sao Vũ Tiên từ 6000 năm tr.CN, trùng khớp với hiện tượng các nhà thiên văn hiện đại xác định chính chòm sao này là sao Thiên Cực Bắc 7000 năm trước. Hiện tượng này cho ta thấy những nhà thiên văn cổ Lạc Việt – từ trước thời lập quốc – đã nghiên cứu thiên văn và họ đã xác định được vị trí sao Thiên Cực Bắc, trùng khớp với sự tính toán của khoa thiên văn học hiện đại. Vật liệu để thể hiện chòm sao Vũ Tiên là chiếc rìu đá là một hiện tượng có thể dẫn đến vấn đề sau đây: Vào thời đại đồ đá (tạm cho như vậy, vì chiếc rìu làm bằng đá), nếu quả thật con người hồi đó chỉ săn bắt hái lượm, thì người ta xuất phát từ nhu cầu gì để định hướng và định hướng đúng sao Bắc cực? Sau khi có mốc xác định phương hưởng thì người ta ta chia bầu trời thành 28 chòm sao thuộc 4 phương đông ( với hình tượng là Thanh long: rồng xanh), tây (với hình tượng là bạch hổ: hổ trắng) nam ( với hình tượng là chu tước: chim sẻ son) bắc ( với hình tượng là huyền vũ: rắn và rùa). ở đây ta lại thấy hình tượng của phương vị đều là các linh vật rất thân quen với đời sống của nhân dân Việt: rồng, hổ, chim sẻ, rắn, rùa. Và cương vực của mỗi nước được xác định bởi các sao nằm trong phương vị của nó như trong Hán-Thư Địa-Lý Chí ( ) có nhắc đến “Việt địa khiên Ngưu, Vụ-Nữ chi phần dã” (Đất Việt là khoảng chạy dài từ sao Ngưu đến sao Vụ-Nữ”: Phải chăng điều đó giải thích tại sao Lý Thường Kiệt đã nhắc đến biên giới của nước Việt đã được định bởi Sách trời trong bài Nam Quốc Sơn hà, được coi như là bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt: 南國山河南帝居, Nam quốc sơn hà Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Nam quốc sơn hà – bản dịch của Hoàng Xuân Hãn Sông núi nước Nam, vua Nam ở, Liên quan tới Lạc thư chính là Hồng phạm cửu trù được ghi trong Kinh thư: Sơ nhất viết Ngũ Hành, Thứ nhị viết kính dụng Ngũ Sự, Thứ tam viết nông dụng Bát Chánh, Thứ tứ viết hiệp dụng Ngũ Kỷ, Thứ ngũ viết kiến dụng Hoàng Cực, Thứ lục viết nghệ dụng Tam Đức, Thứ thất viết minh dụng Kê Nghi, Thứ bát viết niệm dụng Thứ Trưng, Thứ cửu viết hưởng dụng Ngũ Phúc, uy dụng Lục Cực. Nghĩa Trù thứ nhứt gọi là Ngũ Hành, Trù thứ hai gọi là kính dùng Ngũ Sự (năm việc), Trù thứ ba là dùng cho đầy đủ Bát chánh (8 điều chánh), Trù thứ tư là hiệp dùng Ngũ Kỷ, Trù thứ năm là kiến thiết dùng Hoàng Cực, Trù thứ sáu là cai trị dùng Tam Đức, Trù thứ bảy là sáng suốt dùng Kê Nghi (xét việc nghi ngờ), Trù thứ tám là xét dùng Thứ Trưng, Trù thứ chín là khuyên dùng Ngũ Phúc, ra oai dùng Lục Cực. 1. Ngũ Hành: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. 2. Ngũ Sự: Mạo, Ngôn, Thị, Thính, Tư. (Diện mạo, lời nói, thấy, nghe, suy nghĩ). 3. Bát Chánh: Thực, Hóa, Tự, Tư Không, Tư Đồ, Tư Khấu, Tân, Sư. (Ăn, của cải, cúng tế, quan Tư Không [kho tàng], quan Tư Đồ [giáo dục], quan Tư Khấu [công an], tiếp khách, việc quân). 4. Ngũ Kỷ: Tuế, Nguyệt, Nhật, Tinh thần, Lịch số. (năm, tháng, ngày, các vì sao, lịch số). 5. Hoàng Cực: Làm vua dựng nên mực thước cho dân bắt chước, thì hưởng được 5 phúc lành, dùng để ban khắp cho thứ dân; các thứ dân theo mực thước của vua, giúp vua giữ mãi được mực thước ấy. 6. Tam Đức: Chánh trực, Cương khắc, Nhu khắc. (ngay thẳng, cứng rắn, mềm dẽo). 7. Kê Nghi: Xét những chỗ nghi hoặc bằng phép bói: Xem bói bằng chân gà, tiết gà… 8. Thứ Trưng: Mưa, nắng, nóng, lạnh, gió, đều hợp thời, đúng khí hậu, cây cối tốt tươi. 9. Ngũ Phúc, Lục Cực: Ngũ phúc là: Thọ, Phú, Khang ninh, Hiếu đức, Chung mệnh. (sống lâu, giàu có, mạnh khỏe bình yên, yêu chuộng đạo đức, già được trọn đời). Lục Cực: Hung đoản chiết, Tật, Ưu, Bần, Ác, Nhược. (hung họa chết non, tật bịnh, lo buồn, nghèo nàn, ác nghiệt, nhu nhược). Đó chính là hình tượng của 9 ô vuông của cả Hà đồ và Lạc thư tạo thành một ma trận với tổng số của hàng ngàn, hàng dọc, đường chéo đều là 15 tương ứng với 15 bộ của thời Hùng Vương. Theo đại việt sử ký toàn thư thì là: Giao Chỉ (交趾) Nếu ta tính tổng số chấm ta sẽ có Hà đồ = 55, Lạc thư = 45. Tổng của Hà đồ và lạc thư cộng lại là vừa đủ 100 ứng với truyền thuyết Âu cơ đẻ ra một bọc 100 trứng sinh ra 100 người con, 100 con chia nhau lên rừng xuống biển mở rộng giang sơn từ đó chúng ta mới gọi người con nước Việt là đồng bào ( đồng: cùng, bào: bọc), – còn người Trung Quốc gọi chung là người Bách việt như trong sách “Lã Thị Xuân Thu”, thiên “Tự Quan” viết: “Phía Nam Dương Châu, Hán (Hán thủy) là Bách Việt”. “Bách Việt là nơi tộc Việt có cả trăm chủng”. Sách Hậu Hán Thư, Địa lý chí dẫn lời Thần Tán về Bách Việt như sau: “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê trên 7,8 ngàn dặm, người Bách Việt ở xen kẽ nhau gồm nhiều chủng tính (tên họ) khác nhau”. Sử ký của Tư Mã Thiên chép rằng đời Chu An Vương, Sở Điệu Vương sai Bạch Khởi đánh dẹp Bách Việt ở miền Nam vào đầu thế kỷ thứ IV TDL. Sách “Lã thị Xuân Thu” viết rằng ngay từ đầu triều Thương, cổ sử Trung Quốc đã đề cập tới tên một số chi tộc Việt như Âu Thâm, Việt Âu, Quế Quốc, Quyên Tử, Sản Lý, Cửu Khuẩn, Đông Việt, Âu Nhân, U Việt, Cô Muội, Thả Âu và Cung Nhân. Tôi lại thấy rằng bánh được chia làm 9 phần bằng nhau lại giống với những thửa ruộng trên cánh đồng gọi là Lạc điền như trong cuốn GiaoChâu Ngoại của vực ký chép: 交 趾 昔 未 有 郡 縣 之時, 土 地 有 雒 田,其 田 從 潮 水 上 下,民 墾 食 其 田,因 名 為 雒 民。設 雒 王 雒 侯主 諸 郡 縣。(Hồi Giao Chỉ còn chưa phải quận huyện, đất có Lạc điền, ruộng ấy theo nước thủy triều lên xuống, dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn, nên gọi là Lạc dân. Lại đặt ra Lạc vương, Lạc hầu cai quản các quận huyện.) Lạt có màu hồng ngoài ý nghĩa màu tốt lành ra thì tôi thấy nó có một sự gần âm giữa Lạt Hồng với Lạc Hồng. Đó là triết lý của chiếc bánh Trưng hình vuông, quấn lạt mầu hồng chia làm chín phần bằng nhau. Tuy nhiên theo tôi được biết ở xung quanh khu vực Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội các cụ cao niên còn gọi loại bánh Trưng hình tròn dài giống như bánh Tét ở miền Nam (tạm gọi là bánh Tét) là bánh Trưng còn bánh vuông mà ta vừa nhắc thì gọi là bánh trưng vuông, còn các cô các bác trung niên thì lại gọi cả hai loại bánh vuông và tét là bánh Trưng tròn và bánh Trưng vuông. Như vậy là có thêm một loại bánh Trưng nữa. Vây thì câu hỏi đặt ra là loại bánh Tét đó tượng trưng cho cái gì mà vẫn gọi là bánh Trưng? Triết lý ẩn sau của nó là gì? Theo Trần Quốc Vượng nói rằng bánh Trưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh Tét để đi cùng với bánh dày tạo thành hình tượng của tín ngưỡng phồn thực (cụ thể ở đây thờ sinh thực khí). Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ông vì một số lý do như sau: Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng ra đời rất sớm trên thế giới, bản thân trong lễ hội truyền thống của dân tộc ta cũng còn nhiều lễ hội liên quan tới tín ngưỡng này như ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, hội làng Cự Linh, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội…… Kéo co ở hội làng Cự Linh luồn qua lỗ một cây cột gỗ chôn chặt xuống đất Phụ chú về tín ngưỡng phồn thực: Ở quê tôi (Minh Khai, Hoài Đức, Hà Nội) gọi loại bánh Trưng tròn đó gọi là bánh Tày, gợi cho ta đến cách gọi cha ngày xưa là thầy gần âm với tày. Như vậy nếu thừa nhận như vậy thì bánh Tày tượng trưng cho bố bằng hình tượng dương vật, bánh dày tượng trưng cho mẹ là bầu sữa. Điều này thể hiện qua việc cánh con trai làng khi thích vòng ngực của người con gái thì khen “cặp bánh dày của con bé ngon quá”. Hay trong một số vở kịch xưa thỉnh thoảng cũng có một vài cảnh ví von bộ ngực của người con gái với bánh dày tương tự như đám anh chị quê tôi ngày xưa vậy. Từ xưa, trong đạo hiếu của người Việt nam thì việc sinh con sinh cháu là việc rất quan trọng vì vậy mà loại bánh Trưng thể hiện được mong ước của vua Hùng “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi” phù hợp nhất theo tôi là dạng bánh Trưng tròn, dài này. Còn loại bánh Trưng vuông là sau này để bảo tồn những kiến thức của cha ông để lại, chống lại việc mất mát kiến thức do quân đô hộ vơ vét sách vở, nhân tài của nước Việt đem về phương Bắc nên đã sáng tạo ra thêm loại bánh Trưng vuông này. Tới đây tôi lại nhớ tới câu ”mẹ tròn con vuông” không biết liệu nó có liên quan gì tới 2 loại bánh này hay không thì tôi cũng thấy đó là một sự trùng hợp khá thú vị.
Tín ngưỡng thờ sinh thực khí của đồng bào Chăm Cũng từ hình dạng của bánh Trưng, bánh Dày thể hiện rất rõ câu “cha sinh mẹ dưỡng” – thể hiện công ơn của cha mẹ với con cái “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuốinăm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Phải chăng ý nghĩa thẳm sâu của hai loại bánh này là lịch sử hình thành và chủ quyền đất nước, là nối dõi tông đường, mở mang giống nòi. Cũng như chúng tôi tâm đắc với nhau, có lẽ chỉ có nước Việt Nam ta mơí có loại hình bảo tồn Tài nguyên thực vật – Bảo tồn tâm linh, những giống cây gì gắn với lịch sử, gắn với tổ tiên muôn đời gìn giữ bằng mọi giá. Cũng nhớ khi còn nhỏ, ngày mùng một Tết bố tôi bao giờ cũng bắt anh em chúng tôi khai bút đầu xuân và trước khi mừng tuổi ông ngâm nga bài thơ chúc tết ông viết rồi lần lượt là anh em chúng tôi. Năm 20 tuổi tôi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, khai bút đầu xuân tập tọng viết được 4 tự đắc gọi là thơ: Lớn lắm rồi sao vẫn còn ao ước Mỗi độ xuân về mẹ gói bánh Trưng Bánh Trưng xanh mẹ gói tròn trời đất Mẹ cho con cho cả đất trời. Và từ đó đến nay, 35 năm chỉ gắn bó với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam theo đuổi sự nghiệp Bảo tồn quỹ gen cây trồng, có nhẽ cũng là duyên phận của bánh Trưng chăng? Một vài lời mạn đàm lúc nhàn rỗi là như vậy, thôi thì: “Lời quê chép nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh”
|
|
Nguyễn Chí Tín, Nguyễn Tiến Hưng |