Nghiên cứu đa dạng di truyền một số giống ớt địa phương ở Việt Nam bằng chị thỉ SSR

20 chỉ thị SSR đã được sử dụng để nghiên cứu đa dạng di truyền của 90 mẫu giống ớt địa phương của Việt Nam. Kết quả cho thấy tổng số alen phát hiện tại 20 locut là 83 alen khác nhau, trung bình 4 alen/locut. Hệ số thông tin đa hình của mồi (PIC) dao động từ 0,4  đến 0,8, trung bình 0,6 và mức độ tương đồng di truyền trong khoảng từ 0,65 đến 0,94. Tại mức tương đồng di truyền 0,65, các giống ớt nghiên cứu chia làm 2 nhóm: nhóm I gồm 80 mẫu giống có mức tương đồng di truyền từ 0,71 đến 0,94; nhóm II gồm 10 mẫu giống có mức tương đồng di truyền từ 0,687 đến 0,92. Nghiên cứu đã xác định được 2 chỉ thị cho nhận dạng đặc trưng là CAMS091 và CAMS-90. Các kết quả thu được trong nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong công tác bảo tồn và chọn tạo giống ớt ở Việt Nam.

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.