Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật ở Việt Nam quá khứ, hiện tại và định hướng tương lai

       Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, người dân Việt Nam  đã không chỉ sử dụng hiệu quả các chủng loại cây trồng bản địa mà còn không ngừng làm giàu thêm tài sản quý báu đó thông qua khai thác và phát triển nguồn gen. Đóng góp vào thành tựu này, các tổ chức và cơ quan nghiên cứu khoa học đã thể hiện vai trò hạt nhân  trong thu thập, lưu giữ, khai thác sử dụng nguồn gen cây trồng, bao gồm cả việc nhập nội nguồn thực liệu từ bên ngoài phục vụ cho mục đích an ninh lương thực quốc gia, phát huy thế mạnh về tài nguyên đất đai, nguồn nước, khí hậu… để phát triển kinh tế nâng cao đời sốngngười dân.

       Xu thế xói mòn nguồn gen tài nguyên thực vật trong những năm gần đây do việc phổ biến rộng rãi các giống cây trồng cải tiến, quá trình chuyên canh hóa cao độ, sự ô nhiễm môi trường nặng nề, quá trình khai thác tài nguyên rừng quá mức… đặc biệt là sự biến đổi khí hậu xẩy ra trên diện rộng với mức độ ngày càng trầm trọng đã và đang tác động xấu tới đa dạng sinh học nói chung, đa dạng nguồn gen cây trồng nói riêng. Thực tế này đòi hỏi phải có một chiến lược khai thác và sử dụng dụng tài nguyên di truyền thực vật một cách khoa học và bền vững hơn trong giai đoạn tới với một số giải pháp chính dưới đây:

       – Nắm vững và thực hiện nghiêm túc Luật Đa dạng sinh học do Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 13/11/2008, Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Quyết định phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 1141/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2016 về Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016-2025” .

       – Tăng cường nghiên cứu đánh giá nguồn gen, đặc biệt các nguồn gen cây trồng đặc hữu quý hiếm, có giá trị kinh kế ở nước ta nhằm đảm bảo rằng những nguồn gen khi được giới thiệu khai thác sử dụng không chỉ có giá trị về mặt khoa học, kinh tế, xã hội, môi trường mà còn có giá trị về bản quyền nguồn gen quốc gia và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.

       – Xã hội hóa khai thác và phát triển nguồn gen thông qua các hoạt động khuyến nông, bảo tồn on Farm/In situ… dựa trên cộng đồng cần được coi trọng.

      – Tăng cường nghiên cứu đánh giá các nguồn gen cây trồng có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận như hạn, mặn, úng, sâu bệnh… nhằm khuyến khích khai thác sử dụng giúp ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp trên đất nước ta.

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.