Mô tả nhận dạng một số giống sắn (Manihot esculenta Crantz) phổ biến ở Việt Nam

       Nghiên cứu này được tiến hành nhằm thiết lập những đặc điểm nhận dạng và đánh giá cây sắn (<i>Manihot esculenta Crantz</i>). Đã sử dụng 20 đặc điểm trên thân lá, rễ chọn lọc theo hệ thống phân loại tiêu chuẩn của Liên minh Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới – UPOV và Viện Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế – IITA để mô tả hình thái đặc trưng của 6 giống sắn phổ biến ở Việt Nam. Ở đây, chúng tôi đã ghi nhận một vài đặc điểm hình thái thông thường, đó là sự xuất hiện của lông trên lá đỉnh, màu xanh đậm của lá trưởng thành, màu nâu nhạt của lớp bên ngoài vỏ thân và dạng phát triển thân thẳng. Giống KM 94 có các đặc tính sau đây: lá đỉnh màu xanh tía, có 7 thùy lá với thùy trung tâm dạng hình mũi mác, gân và cuống lá màu xanh – hơi đỏ, độ lồi sẹo lá dài, bề mặt củ màu nâu nhạt với lớp thịt và vỏ lụa củ màu trắng. Đặc điểm điển hình của KM 140 là có lá đỉnh màu đỏ tía, gân lá màu xanh, cuống lá màu xanh – hơi đỏ, độ lồi sẹo lá trung bình, củ hình dạng trụ. Đặc điểm nhận dạng của KM 98-7 là: 9 thùy lá, thùy trung tâm dạng thẳng – hẹp, lớp bề mặt củ màu nâu đậm trong khi KM 98-5 có 5 thùy lá, thùy trung tâm hình mũi mác, lớp bề mặt củ màu kem. Quan sát giống SM 937-26 và XVP cho thấy một vài đặc điểm nhận dạng khác nhau về màu sắc gân và cuống lá. Giống SM 937-26 được ghi nhận có củ dạng dị hình với sự xuất hiện của cổ củ. Việc nhận dạng và phân loại các giống sắn ở Việt Nam cần yêu cầu thêm thông tin liên quan đến sự đa dạng di truyền giữa chung. Nghiên cứu này sẽ được tiếp tục phát triển nhằm nhận dạng hình thái các giống sắn Việt Nam.

Từ khóa: Sắn, nhận dạng hình thái, phân loại, lá, củ, thân.

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.