Tác động của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất hàng hóa của cam Cao Phong tỉnh Hòa Bình
Cam là cây ăn quả đặc sản của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình với tập đoàn giống đa dạng (Xã Đoài Cao, Xã Đoài Lùn, CS1, Cam Canh, V2…) thích nghi với điều kiện sinh thái và có chất lượng tốt. Địa danh “Cao Phong” gắn liền với bản sắc Mường độc đáo, các di tích văn hóa – lịch sử và phong cảnh đẹp… đã trở thành tên gọi hàng hóa cho sản phẩm cam. Vùng sản xuất được hình thành từ năm 1960 để xuất khẩu theo Hiệp định cho các nước Đông Âu (1970 – 1980), bị chặt bỏ giai đoạn 1980 – 1990, dần phục hồi trong thời kỳ 1990 – 2010 nhưng lại rơi vào tình trạng “được mùa mất giá, mất mùa được giá”. Trước thực trạng này, giải pháp xây dựng chỉ dẫn địa lý “Cam Cao Phong” gắn với quản lý chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường là cách tiếp cận tích cực đã góp phần đưa cây cam thực sự trở thành cây ăn quả sản xuất hàng hóa qui mô lớn có hiệu quả kinh tế cao, định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Kết quả nghiên cứu và chuyển giao trên là những thành công bước đầu. Để phát triển bền vững cây cam và khai thác các giá trị của chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” trước những có hội mới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
– Người sản xuất cần tiếp tục tuân thủ quy trình kỹ thuật đã được chuẩn hóa, chỉ sản xuất tại vùng địa lý được xác định (trên các đồi thấp và tương đối bằng phẳng, có độ cao 300 m so với mực nước biển, độ dốc < 100, đất Feralit phát triển trên đá macma axit có màu vàng nâu dày trên 1,2 m, hoặc đất Feralit phát triển trên đá vôi, có màu vàng nâu nhạt, thoát nước tốt, dày trên 1,2 m…)
– Không mở rộng diện tích trồng cam Cao Phong ngoài vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm duy trì danh tiếng và chất lượng của sản phẩm, hạn chế
Từ Khóa: Chỉ dẫn địa lý, chất lượng đặc thù, điều kiện địa lý, cơ hội, thách thức, quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý
Xem chi tiết: tại đây