Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật nông nghiệp ở Việt Nam
Tài nguyên di truyền thực vật nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tài nguyên sinh học nói chung và tài nguyên thực vật nói riêng là nguồn cung cấp thực phẩm, vật liệu cho con người và sản xuất phát triển nông nghiệp, công nghiệp đồng thời cũng là nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái (Lã Tuấn Nghĩa và cs. 2011).
Hiện nay đã có nhiều phương pháp tiếp cận được sử dụng trong việc bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam, trong đó việc ứng dụng công nghệ sinh học được xem là một trong những quan tâm hàng đầu.
Ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến như sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, sinh học phân tử đang được xem là một trong những công cụ chính của bảo tồn tài nguyên thực vật. Thông qua việc ứng dụng công nghệ sinh học, các loài cây trồng sinh sản vô tính, cây trồng có hạt dạng “khó tính” (recalcitrant) được lưu giữ hiệu quả hơn trong điều kiện in vitro. Ngoài ra, công nghệ sinh học đã giúp đỡ đắc lực trong việc sàng lọc nguồn gen, nghiên cứu đa dạng di truyền và giải quyết các vấn đề liên quan đến phân loại thực vật. Mặt khác; công nghệ sinh học còn mở rộng phạm vi nghiên cứu chức năng gen và sử dụng tài nguyên di truyền thực vật.
Chi tiết: xem tại đây