Nhìn lại công tác bảo tồn tại chỗ on farm nguồn gen thực vật nông nghiệp ở Việt Nam và khuyến nghị cho thời gian tới
Bảo tồn tại chỗ on-farm nguồn gen thực vật nông nghiệp là phương pháp bảo tồn động, đảm bảo sự tiến hóa và thích nghi của cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường theo chiều hướng bất lợi cho sinh vật. Kết quả là góp phần làm tăng tiềm năng di truyền của nguồn gen cây trồng.
Sau gần 20 năm thực hiện công tác Bảo tồn tại chỗ on farm nguồn gen thực vật nông nghiệp, đã đến lúc các cơ quan quản lý và nghiên cứu khoa học phải xem xét và có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch hành động Bảo tồn nguồn gen thực vật nông nghiệp. Để tăng cường công tác bảo tồn tại chỗ on farm trong thời gian tới, điều thiết yếu là mọi cố gắng tập trung cho tăng cường đa dạng tài nguyên thực vật phải bắt đầu từ việc xác định đa dạng TNDTTV là gì và cho ai. Tiếp đến lên kế hoạch và triển khai các hoạt động đúng phương pháp chuẩn quốc tế nhằm:
- Bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn gen tại cộng đồng để phục vụ sinh kế cho người dân;
- Tăng cường nhận thức cộng đồng về bảo tồn TNDTTV và đa dạng sinh học nông nghiệp;
- Phát triển chương trình chọn tạo giống cây trồng cùng tham gia,và
- Xây dựng mạng lưới cung cấp giống trong nông dân tại các vùng bảo tồn tại chỗ on farm.
Để xã hội hóa được công tác bảo tồn tại chỗ on farm cần gắn kết 4 nhà: Nhà nông- Nhà bảo tồn- Nhà quản lý và Nhà doanh nghiệp để đa dạng hóa nguồn tài chính, đảm bảo đa dạng cây trồng trên đồng đất của nông dân được duy trì phát triển, có thị trường để sinh lợi cho công đồng.
Chi tiết: xem tại đây