Đa dạng di truyền nguồn gen cây Sen bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật

       Cây sen (N. nucifera Gaertn.) thuộc chi Nelumbo Adans, họ sen -Nelumbonaceae, bộ sen – Nelumbonales, phân lớp Mộc Lan – Magnoliales, lớp hai lá mầm – Dicotyledonae, ngành thực vật hạt kín – Angiospermea (Phạm Văn Duệ, 2005). Trước đây cây sen chủ yếu mọc hoang dại theo trạng thái tự nhiên nhưng hiện nay ở một số nơi sen là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và còn dùng làm cây cảnh ở các công sở, trường học. Ở Việt Nam cây sen phân bố rộng rãi khắp mọi nơi trong các ao, hồ, đầm lầy hay ruộng sâu, các tỉnh trồng nhiều sen như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và khu vực ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Long An… (Hoàng Thị Nga, 2016).

       Giá trị của cây sen không chỉ dừng lại ở ý nghĩa vật chất, kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa về mặt tinh thần. Tất cả các bộ phận của cây sen đều có thể sử dụng được trong văn hóa ẩm thực, y học và cả lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Mặc dù vậy cây sen vẫn chưa được đầu tư quan tâm nghiên cứu đúng với giá trị của nó. Hiện chưa nhiều các công trình nghiên cứu về cây sen ở Việt Nam đặc biệt là công tác thu thập, đánh giá nguồn gen cây sen.

       Kết quả đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây sen bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật.

       Có sự đa dạng di truyền giữa các mẫu giống sen về đặc điểm hình thái nông học. Phân lập 42 mẫu giống sen theo tính trạng đặc trưng và mục đích sử dụng theo 3 nhóm: sen lấy hoa (7 mẫu giống), sen lấy hạt (33 mẫu giống) và sen lấy củ (2 mẫu giống).

       Tại mức tương đồng di truyền 0,355 thì 42 mẫu giống sen được phân tách thành 4 nhóm rõ rệt: Nhóm I gồm 33 mẫu giống sen lấy hạt và 2 mẫu giống sen lấy củ có hoa cánh đơn, nhóm II, III và IV gồm 7 mẫu giống sen lấy hoa, trong đó các mẫu giống có hoa cánh đơn thuộc nhóm II, hoa cánh kép và nhiều lớp cánh thuộc nhóm III và IV.

Chi tiết: xem tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.