Nghiên cứu xác định môi trường lưu giữ invitro nguồn gen gừng tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia
Gừng (Zingiber officinales Roscoe.) là cây dược liệu truyền thống ở vùng nhiệt đới với thành phần sinh hoá chủ yếu gồm Protein 5,08%, Dầu 3,72%, Isoluble fibre 23,5%, Soluble fibre 25,5%, carbohydrate 38,35%, Vitamin C 9,33%, chất tro 3,85% (Balachandran at al, 1990). Do đó gừng và các sản phẩm của nó đang được tiêu thụ với số lượng hàng triệu tấn/năm trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu này, gừng đã và đang được sản xuất tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Jamaica, Đài Loan và nhiều nước khác ở Thái Bình Dương. Áp dụng giống gừng mới có năng suất cao, chất lượng tốt là giải pháp căn bản để nâng cao sản lượng và hiệu quả sản xuất gừng (Trần Thị Đính, Lê Khả Tường, 2014). Vì vậy việc lưu giữ ngân hàng gen gừng nhằm đáp ứng nhu cầu cải tiến giống mới là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt để phát triển cây gừng ở các quốc gia. Tuy nhiên ở Việt Nam, nguồn gen gừng lưu giữ tại ngân hàng gen đồng ruộng hiện đang nhiễm nặng nhiều đối tượng sâu bệnh hại, có nguy cơ làm xói mòn nguồn gen. Việc lưu giữ nguồn gen gừng bằng phương pháp invitro đã thành công ở nhiều nước trên thế giới do khắc phục được tình trạng nhiễm sâu bệnh trong quá trình lưu giữ đồng ruộng. Đây là một ưu thế của phương pháp bảo tồn mới cần được nghiên cứu áp dụng đối với ngân hàng gen cây trồng nước ta.
Để thực hiện nội dung này, Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã tiến hành nghiên cứu xác định môi trường thích hợp trong lưu giữ Invitro nguồn gen gừng tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia giai đoạn 2013-2015. Kết quả cho thấy bổ sung sucrose nồng độ 60 g/l và 30g/l sucarose, 6g/l agar, 100mg/l myo-inosotol trong môi trường MS với pH= 5,6- 5,8 ở nhiệt độ 25oC đã làm cây gừng đạt tốc độ sinh trưởng chậm nhất về cao cây và số lá đồng thời đảm bảo chất lượng cây cao nhất trong lưu giữ tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia.
Từ khóa: Bảo tồn, gừng, môi trường, sinh trưởng chậm.
Chi tiết: xem tại đây