Kết quả nghiện cứu khảo nghiệm giống Vừng VĐ11 cho tỉnh Nghệ An
Cây vừng (Sesamum indicum L. syn. S. orientale L.) là cây lấy dầu hàng năm thuộc họ Pedaliaceae. Giống vừng Sesamum có khoảng 30 loài khác nhau, nhưng loại được trồng phổ biến là vừng trắng (Sesamum indicum L.) và vừng đen (Sesamum orientale L.).
Ở Việt Nam vừng là cây lấy dầu quan trọng, được trồng ở khắp các vùng sinh thái trong cả nước, tuy nhiên vùng tập trung của nó là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Vừng có thể được trồng với 2-3 vụ/năm tuỳ điều kiện canh tác của các vùng, miền.
Nghệ An là một trong những tỉnh có quy mô lớn nhất, chiếm 30% diện tích và gần 40% sản lượng cả nước. Tại đây vừng được trồng trên các vùng đất cát pha, đất ven biển, đất đồi núi với quy mô 15.000 ha. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự biến đổi của khí hậu toàn cầu nói chung, biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Nghệ An nói riêng đã ảnh hưởng nghiêm trong đến hệ thống các cây trồng nói chung, cây vừng nói riêng. Điều kiện hạn hán kéo dài từ gieo trồng đến hình thành hạt ở các tháng 6,7,8, mưa nhiều gây ngập úng ở cuối vụ, tập quán gieo vãi không lên luống, không có quy trình canh tác tiên tiến đã khiến cho cây vừng sinh trưởng kém ở đầu thời vụ, bệnh héo xanh phát triển mạnh ở giai đoạn cuối vụ là những yếu tố hạn chế căn bản làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất vừng ở Nghệ An trong những năm qua, bên cạnh đó các giống vừng trong sản xuất hiện nay đều không có hiệu quả do thái hóa hoặc không còn phù hợp với điều kiện canh tác. Điều kiện sản xuất vừng như trên kéo dài trong những năm qua đã gây ra một tổn thất nghiêm trọng trong sản xuất vừng, kết quả là hàng nghìn hộ nông dân phải bỏ hoang vụ Hè thu hoặc chuyển đổi sang những cây trồng khác kém hiệu quả như đậu xanh, đậu tương, đậu đen. Chính vì vậy giải pháp cho vấn đề ổn định và phát triển nghề trồng vừng đã và đang được xem là nguyên vọng chính đáng của đông đảo bà con nông dân trồng vừng ở Nghệ An.
Chi tiết: xem tại đây