Kết quả đánh giá nguồn gen khoai môn thu thập ở miền núi phía Bắc tại Trung tâm Tài nguyên thực vật

        Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được coi là trung tâm đa dạng di truyền cây trồng, nơi phát sinh của nhiều cây họ Ráy trong đó có khoai môn – sọ. Vì vậy, nguồn gen khoai môn – sọ ở nước ta rất phong phú và đa dạng được phân bố trong sản xuất và tự nhiên từ độ cao 1m cho đến 1500m so với mực nước biển [1]. Giống như ở các nước Đông Nam Á khác, cây khoai môn sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott) đã được người bản địa thuần hoá và trồng trọt từ lâu, nó là nguồn lương thực quan trọng đối với nhiều tộc người Việt Nam [5]. Trồng Khoai môn sọ tại một số tỉnh như Bắc Cạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình đã đem lại thu nhập cao cho người sản xuất [3]. Tuy nhiên, vài thập kỷ gần đây, do sự thay đổi về mục đích sử dụng đất ở các vùng nông thôn, các hệ thống canh tác và tốc độ thị hoá đang là mối đe doạ đến sự sống còn của nguồn tài nguyên di truyền cây trồng ở Việt Nam. Nhiều giống khoai môn – sọ 2 đã được trồng trọt và thích nghi tại nhiều vùng sinh thái của nước ta, trong đó có nhiều giống có đặc tính quý đã bị mất dần đi. Do đó, việc tiếp tục thu thập, bảo tồn và khai thác sử dụng các nguồn gen khoai môn – sọ bản địa là rất cần thiết, góp phần ổn định sản lượng lương thực và thu nhập của nông dân, đặc biệt là ở những vùng đồi núi và vùng khó canh tác, nơi mà các loại cây trồng khác bị hạn chế hoặc kém hiệu quả.

       Từ năm 1990 đến nay Trung tâm tài nguyên di truyền thực vật nay là Trung tâm tài nguyên thực vật đã tiến hành thu thập và bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ) trên đồng ruộng trên 700 nguồn gen khoai môn sọ tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội trong tổng số trên 16.000 mẫu giống của 115 loài cây trồng đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. Các mẫu giống khoai môn, sọ được thu thập ở nhiều vùng trong cả nước, đa số là tại các vùng trung du và miền núi. Đánh giá nguồn gen là một trong 4 nội dung chính của công tác bảo tồn. Giá trị sử dụng của nguồn gen phụ thuộc vào các dữ liệu, thông tin đánh giá nguồn gen. Các thông tin này càng chi tiết đầy đủ thì càng tốt, nó sẽ giúp cho người sử dụng có định hướng khai thác hiệu quả tốn ít công sức, thời gian và kinh phí hơn [2]. Việc mô tả và đánh giá còn giúp loại bỏ những nguồn gen trùng lặp, tiến tới thiết lập tập đoàn hạt nhân của cây khoai môn – sọ với mục đích giảm tối đa nguồn gen bảo quản nhưng lưu giữ được tối đa kiểu gen, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn. Báo cáo này trình bày kết quả mô tả đánh giá tập đoàn Khoai môn thu thập tại các.

Chi tiết: xem tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.