Kết quả khảo nghiệm sản xuất một số giống nghệ vàng triển vọng

Hiện nay sản xuất nghệ ở nước ta vẫn chủ yếu áp dụng giống và kỹ thuật canh tác truyền thống gắn liền với năng suất và hiệu quả kinh tế thấp (Lê Công Hùng và ctv., 2017). Do đó, việc tìm kiếm những giống nghệ có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở đó 2 giống nghệ vàng triển vọng N8 và N9 đã được khảo nghiệm sản xuất tại Thanh Hóa, Bắc Giang và Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống này có khả năng sinh trưởng tốt. Chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, kích thước củ; khả năng chịu nóng, chịu hạn, chịu rầy xanh, rệp sáp và bệnh thối củ đồng ruộng cao hơn các giống đối chứng. Khối lượng củ của các giống nghệ vàng tại các vùng sinh thái biến động từ 788,9 – 1291,7 g/khóm, năng suất lý thuyết từ 39,4 – 64,5 tấn/ha, năng suất thực thu từ 29,0 – 48,2 tấn/ha. Trong số các giống nghiên cứu thì các giống N8 và N9 luôn đạt cao hơn giống đối chứng về khối lượng củ, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Kết quả phân tích hàm lượng Curcumin và tinh dầu cho thấy giống nghệ vàng N8 có hàm lượng curcumin vượt trội trong bộ giống khảo nghiệm, trong đó cao nhất tại Thanh Hóa (6,5%), tiếp đến là Bắc Giang (6,4%) và thấp nhất tại Hưng Yên (6,0%).

Từ khóa: Giống nghệ, N8, N9, vùng sinh thái, năng suất, chất lượng

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.