Hợp tác giữa các nhà khoa học của Bỉ và Việt Nam trong nghiên cứu quần thể Chuối hoang dại

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Tài nguyên thực vật do TS. Vũ Đăng Toàn, Trường Đại học KU Leuven do GS.TS. Rony Swennen và Vườn Thực vật Meise, Bỉ do TS. Steven B. Janssenslà trưởng nhóm nghiên cứu với sự tài trợ của quỹ NAFOSTED và FWO đã tiến hành các nghiên cứu liên quan đến sự phân bố, hiện trạng bảo tồn, nguy cơ tuyệt chủng của các loài chuối hoang dại. Qua nghiên cứu của nhóm cho thấy hiện nay  11 trong số 59 loài có thể coi là dễ bị tổn thương và 9 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Mức độ phong phú về loài cao nhất được tìm thấy dọc theo biên giới phía Nam, Trung Quốc, phía Bắc, Việt Nam, các bang phía Đông Bắc, Ấn Độ và trên bán đảo Malayan. Trong mô hình tiếp cận phân bố của chúng tôi đã chỉ ra rằng khu vực phía Bắc Ấn Độ -Miến Điện có môi trường thích hợp nhất cho các loài chuối hoang dại và rừng mưa ẩm ở những vùng đất thấp nói chung rất thích hợp cho chuối. Đánh giá thực trạng bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ chỉ ra rằng 56 trong số 59 loài được nghiên cứu hiện chưa được bảo tồn chuyển chỗ một cách đầy đủ và 49 loài cần được ưu tiên cao hơn nữa trong bảo tồn. Thêm vào đó, 6 loài cần có yêu tiên cao và 40 loài yêu tiên trung bình trong bảo tồn tại chỗ. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí tạp chí Diversity and Distributions (Q1, IF=3,99). Tại nghiên cứu khác của nhóm về đa dạng di truyền và cấu trúc của quần thể loài chuối Musa balbisiana ở Việt Nam và ý nghĩa của nó trong việc bảo tồn các loài cây hoang dại được xuất bản trong tạp chí PLOS ONE, (Q1, IF= 3,24). Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tương đối cao trong các quần thể chuối hoang dại có nguồn gốc từ Trung Quốc và miền Trung, Việt Nam. Các quần thể chuối ở miền Bắc, Việt Nam có mức độ biến động di truyền tương đối khác nhau, thấp nhất được tìm thấy trong quần thể thu tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Biến dị di truyền thấp cũng được tìm thấy ở các quần thể ở miền Nam, Việt Nam. Phân tích cấu trúc quần thể cho thấy các quần thể ở miền Bắc Việt Nam đứng riêng biệt về di truyền so với các quần thể được lấy mẫu từ Trung Quốc. Các quần thể ở miền Trung và các quần thể từ miền Bắc, Việt Nam có thể được chia nhỏ thành năm nhóm phụ, kết quả này có thể do sự ngăn cách bởi các dãy núi và hệ thống sông suối lớn. Qua nghiên cứu này chúng tôi đề xuất rằng các quần thể được thu thập ở miền Trung, Việt Nam và ở sườn Tây của dãy núi Hoàng Liên Sơn, miền Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực phát sinh của loài này và cần được ưu tiên bảo tồn. Các quần thể phân bố ở dải phía Nam của miền Trung, Việt Nam có mức độ đa dạng di truyền đặc biệt cao, với nhiều các alen hiếm và có thể có liên kết với quần thể hạt nhân tại miền Bắc, Lào và Tây Nam, Trung Quốc. Các quần thể phía Nam, Việt Nam có thể do du nhập từ nơi khác tới chứ không phải có nguồn gốc phát sinh tại đó.

TS. VŨ ĐĂNG TOÀN

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.