Một số thành tựu chính

Do có nhiều đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên thực vật đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba, 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 02 Bằng khen Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều phần thưởng cao quý khác…
1. Thu  thập nguồn gen

–      Đã thu thập 28.000 nguồn gen tại khắp các tỉnh trên cả nước.

–      Tiếp tục thu thập nguồn gen có nguy cơ xói mòn cao.

2. Lưu giữ nguồn gen

Bảo tồn chuyển chỗ:  Ngân hàng gen thực vật quốc gia hiện đang lưu giữ 35.048 nguồn gen của 350 loài cây trồng. Trong đó:

– Trung tâm tài nguyên thực vật:

+     Ngân hàng gen hạt giống đang lưu giữ 23.269 nguồn gen của trên 70 loài cây trồng có hạt.

+     Ngân hàng gen đồng ruộng đang lưu giữ 3.199 nguồn gen của 32 loài cây sinh sản vô tính (cây có củ, cây gia vị…)

+   Ngân hàng gen in vitro đang lưu giữ 480 nguồn gen cỏ ngọt, khoai môn-sọ, từ – vạc  khó lưu giữ ngân hàng gen đồng ruộng.

  + Ngân hàng gen ADN  đang lưu giữ 100 mẫu nguồn gen lúa và cây có múi.

– Các cơ quan mạng lưới: bảo tồn 8.000 mẫu nguồn gen của 300 loài cây trồng

Bảo tồn tại chỗ (Insitu, on-farm, vườn gia đình) nguồn gen cây trồng: Đã thiết lập được một số điểm bảo tồn tại Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Cần Thơ…

3. Mô tả, đánh giá và tư liệu hoá  nguồn gen

–  Mô tả và đánh giá  tính trạng nông sinh học 39.115 lượt nguồn gen, đánh giá chất lượng 7.475 nguồn gen lúa, đánh giá tính kháng sâu, bệnh hại, tính chống chịu điều kiện bất thuận 7.000 lượt nguồn gen….

–  Quản lý cơ sở dữ liệu thông tin của 35.755 mẫu nguồn gen cây trồng bằng phần mềm “Chương trình quản lý dữ liệu TNDTTV quốc gia” song ngữ Việt-Anh.. Quản lý ảnh đặc  điểm nguồn gen của  2.780 nguồn gen (19.500 ảnh), 4.130 ảnh mẫu gốc nguồn gen.

5. Thông tin phổ biến nguồn gen

– Trang web “Trung tâm Tài nguyên thực vật”, địa chỉ: https://www.prc.maiatech.com.vn.

– Biên tập và in 13 đầu sách (1600 cuốn), 9 đầu tờ rơi (21.200 tờ), 25 đầu tờ poster.

– Thực hiện 5 chương trình truyền hình về bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật phát sóng trên đài truyền hình trung ương.

– Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ kiểm kê tài nguyên di truyền thực vật, lập bản đồ phân bố  nguồn gen .

6. Khai thác, sử dụng nguồn gen

– Hàng năm cấp trên 1000 lượt nguồn gen và thông tin cho các nhu cầu nghiên cứu, khai thác, chọn tạo giống và sản xuất trong cả nước.

–  Nghiên cứu phát triển các nguồn gen có giá trị: đã có 35 giống cây trồng được nghiên cứu, tuyển chọn, khai thác, phục tráng và phát triển trong sản xuất.

7. Đào tạo, tập huấn và tư vấn

Đào tạo, tập huấn về thu thập, mô tả đánh giá và tư liệu hóa nguồn gen cho các cán bộ trong hệ thống bảo tồn

Tư vấn các vấn đề liên quan đến bảo tồn và khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật.

8. Hợp tác quốc tế

Quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như: Tổ chức Nông lương của Liên hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Đa dạng sinh học Quốc tế (Bioversity), Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), Trung tâm Nghiên cứu phát triển rau màu Thế giới (AVRDC), Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT), các viện quốc gia như: Viện Nghiên cứu Sinh học nông nghiệp quốc gia Nhật Bản (NIAS), Trung tâm Lưu giữ Tài nguyên di truyền quốc gia Mỹ v.v.

Do có nhiều đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên thực vật đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba, 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 02 Bằng khen Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều phần thưởng cao quý khác.

TT TNTV

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.