Hướng dẫn kỹ thuật trồng giống khoai môn KM-1

1. Tiêu chuẩn hom giống
Hom giống được chọn từ những cây khoai tốt, không bị sâu bệnh. Gốc hom được cắt từ nách lá (sẹo lá) thứ 3 từ trên củ xuống, phía trên cắt bỏ dọc lá, để lại phần dọc dài  25 – 30 cm.
2. Thời vụ
 KM-1 có thể trồng quanh năm, nhưng vụ xuân là thích hợp nhất; trồng vào tháng 2 – 3, thu vào tháng 11-12 dương lịch.
3. Làm đất và mật độ trồng
KM-1 có thể trồng trên nhiều loại đất, từ đất vàn đến đất trũng, nhưng cần chủ động tưới tiêu. Tuỳ thuộc tình hình đất đai, có hai cách trồng:
–  Trồng trên đất cạn: Làm đất và trồng như đối với các cây trồng cạn, tưới nước đủ ẩm sau trồng.
–   Trồng ở ruộng ngập nước: Cày sâu 12 – 15 cm, bừa, san phẳng ruộng và làm sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1- 1,2 m, cao 5 – 10 cm. Đất lưu bùn cần đánh luống cao để khoai không bị ngập úng lâu. Mỗi luống trồng 2 hàng, hàng cách hàng 35 – 45 cm, cây cách cây 25 – 35 cm (đất tốt trồng thưa hơn, 6 cây/ m
2; đất xấu trồng dầy hơn, 7 khóm/m2). Khi cây bén rễ rút hết nước, chỉ để ruộng đủ ẩm.
4. Bón phân
KM-1 là cây chịu nền phân bón cao. Kinh nghiệm của nông dân sử dụng nhiều phân hữư cơ (phân chuồng) để bón lót khi trồng. Trước tình hình thiếu phân chuồng như hiện nay, có thể sử dụng rơm rạ để thay thế.
Lượng phân bón cho một sào Bắc Bộ:
–   Phân chuồng hoai mục: 5 tạ (14 tấn/ha)
–   Rơm rạ khô: 10 tạ (28 tấn/ha); có thể dùng 3 kg rơm rạ khô hoặc 2,5 kg trấu thay cho 1 kg phân chuồng
–   NPK tổng hợp (5:10:3): 40kg (70N, 140P2O5, 45K2O cho 1 ha)
–   Đạm urê: 7kg (90N cho 1 ha)
–   Vôi bột: 15 – 20 kg (420 – 550 kg/ha)
Cách bón:
–   Bón lót toàn bộ phân chuồng, 20kg NPK, 2 kg Urê; sau khi trồng phủ lên mặt luống 5 tạ rơm rạ
–  Bón thúc đợt I (sau trồng 20-25 ngày): 2,5 kg urê
–  Bón thúc đợt II (50 – 60 ngày sau trồng): 2,5 kg urê
–  Bón thúc đợt II (100 – 120 ngày sau trồng): 20 kg NPK và phủ lên mặt luống 5 tạ rơm rạ.
5. Phòng trừ  sâu bệnh
–  Các loại sâu bệnh chính hại khoai môn nước: sâu khoang, nhện đỏ, bệnh cháy lá
–  Biện pháp phòng trừ: Sử dụng hom giống khoẻ, sạch bệnh; bón phân và tưới nước hợp lý. Theo dõi phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc thích hợp.
7. Thu hoạch: Giữ khô ruộng 20 ngày trước khi thu hoạch.
TS. Lưu Ngọc Trình

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.