Cơ hội, thách thức và giải pháp bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật vườn gia đình ở miền Bắc Việt Nam
Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam được nhà nước giao chức năng bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật (TNDTTV) phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất nước. Để hoàn thành chức năng này, Trung tâm đã và đang kết hợp cùng 19 đơn vị của Mạng lưới TNDTTV quốc gia thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thu thập, lưu giữ và thúc đẩy khai thác, sử dụng nguồn gen cây trồng trên phạm vi toàn quốc. Dự án “Tăng cường hoạt động của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển tài nguyên di truyền thực vật vườn gia đình ở nông thôn miền Bắc Việt Nam” do Trung tâm thực hiện, từ tháng 7/2006 đến tháng 9/2008 với sự tài trợ của Quỹ Ford, là nhằm thúc đẩy bảo tồn và khai thác, sử dụng hiệu quả đa dạng nguồn gen cây trồng vườn gia đình ở miền Bắc nước ta. Trong khuôn khổ của Dự án, hội thảo “Bảo tồn đa dạng TNDTTV vườn gia đình ở miền Bắc Việt Nam” đã được tổ chức tại huyện Hải Hậu, Nam Định ngày 18 – 19/9/2008.
Trong hai ngày hội thảo, các báo cáo và thảo luận tập trung vào ba nhóm vấn đề chính, bao gồm: (1) những vấn đề về chính sách, (2) những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, và (3) các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện Dự án. Thông qua việc phân tích ba vấn đề chủ yếu này, Hội thảo nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, thách thức và tận dụng các cơ hội, thuận lợi để bảo tồn hiệu quả TNDTTV vườn gia đình ở miền Bắc Việt Nam nói riêng, cả nước nói chung. Dưới đây là tóm tắt kết quả thảo luận của các đại biểu tham dự Hội thảo. 1. Những cơ hội thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển TNDTTV vườn gia đình ở miền Bắc Việt Nam
1) Vườn gia đình ở miền Bắc Việt Nam sẵn có đa dạng TNDTTV, cả ở mức loài và dưới loài; 2) Cộng đồng nông dân giàu kinh nghiệm làm vườn và lưu giữ cây trong vườn; 3) Cây trồng trong vườn thường có đa giá trị sử dụng, nhiều cây cho sản phẩm sạch, chất lượng tốt, năng suất cao; 4) Nhu cầu thị trường lớn và ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm cây trồng từ vườn, nhất là những sản phẩm chất lượng và đặc sản, có thể phát triển ngành hàng và đăng ký tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý; 5) Kết quả khích lệ và những bài học kinh nghiệm của Dự án, và từ việc phát triển kinh tế vườn gia đình ở một số địa phương; 6) Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến đa dạng sinh học, chuẩn bị ban hành Luật Đa dạng sinh học; 7) Một số tổ chức, các hội và đoàn thể có năng lực và vai trò thúc đẩy bảo tồn đa dạng cây trồng vườn gia đình, như Hội Làm vườn, Hội Nông dân, Hội phụ nữ.2. Những khó khăn, thách thức chủ yếu đối với việc bảo tồn đa dạng TNDTTV vườn gia đình ở miền Bắc Việt Nam 1) Thiếu cơ chế, chính sách thúc đẩy bảo tồn nội vi TNDTTV; 2) Nhận thức và năng lực xã hội về TNDTTV còn thấp, sự tham gia còn hạn chế; 3) Thiếu những định hướng, chiến lược cũng như phương pháp bảo tồn nội vi TNDTTV nói chung, TNDTTV vườn gia đình nói riêng; 4) Thiếu cán bộ có năng lực; 5) Nhiều cây trồng truyền thống, giống địa phương cho thu nhập kinh tế thấp, khó thu hút được nông dân đầu tư bảo tồn và phát triển; 6) Chưa có kinh phí đầu tư cho bảo tồn TNDTTV vườn gia đình. Ngoài những khó khăn trên, mỗi vùng, miền còn có những thách thức và khó khăn riêng. Đối với vùng đồng bằng, những khó khăn chính bao gồm: 1) Quá trình đô thị hóa, phát triển dân số và chuyển dịch đất nông nghiệp làm cho diện tích nhiều vườn gia đình bị thu hẹp; 2) Việc phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh theo hướng hàng hóa, thiếu định hướng và qui hoạch bền vững ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng cây trồng vườn gia đình. Đối với các vùng trung du và miền núi: 1) Diện tích vườn rộng nhưng thiếu đầu tư, về cả vật tư và công lao động; 2) Trình độ dân trí còn hạn chế; 3) Chưa có điều kiện tiếp cận thông tin và tiến bộ kỹ thuật. 3. Đề xuất giải pháp để bảo tồn hiệu quả TNDTTV vườn gia đình 4. Những hoạt động cần được thực hiện trong thời gian tới |
|
Phạm Thị Sến, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Song Hà |