Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến quần thể thiên địch trên ruộng lúa
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại những lợi ích to lớn cho loài người. Ở các nước trên thế giới, ngay từ khi có sự ra đời của thuốc trừ cỏ đầu tiên là 2,4D, việc sử dụng chúng đã trở nên khá phổ biến và có thể coi là một biện pháp không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta, mặc dù thuốc trừ cỏ đã bắt đầu được sử dụng từ cuối thập kỷ 60 nhưng trong những năm gần đây, do quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp ngày càng cao do đó thuốc trừ cỏ ngày càng được nông dân quan tâm và sử dụng nhiều hơn. Năm 2010 lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng ở nước ta là 28.169 tấn, chiếm 38,8% tổng lượng thuốc BVTV và cao gấp 4,2 lần so với lượng dùng của năm 2000 (N. H. Sơn, 2011). Bên cạnh tác dụng tích cực, các thuốc trừ cỏ cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái đồng ruộng đặc biệt là các nhóm sinh vật chức năng như động vật thuỷ sinh, vi sinh vật đất hay các loài côn trùng thiên địch bắt mồi nếu không được sử dụng một cách hợp lý (Crossy, 1983). Gần đây, do sự gia tăng về mức độ sử dụng thuốc trừ cỏ, nhiều nhà quản lý, nhà chuyên môn và nông dân băn khoăn liệu các thuốc trừ cỏ ảnh hưởng thế nào đến dinh dưỡng, thành phần cơ giới đất, hệ vi sinh vật đất và các loại vi sinh vật có ích.Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Hầu hết các thuốc trừ cỏ đều có ảnh hưởng đến các thiên địch trên ruộng ruộng như nhện, bọ rùa. Trong số các hoạt chất nghiên cứu, mức độ ảnh hưởng rõ rệt nhất là Quinclorac, Oxadiazone và Ethoxysulfuron. Các thuốc ít ảnh hưởng nhất là Pretilachlor, Butachlor và Ethoxysulfuron. Trong vụ mùa, mức độ ảnh hưởng thường cao hơn so với vụ xuân, tuy nhiên không thấy có sự tích lũy rõ rệt về độ độc của thuốc sau hai vụ sử dụng liên tiếp. Ở tất cả các công thức thí nghiệm, mật độ thiên địch đều hồi phục ngay sau phun 14 ngày và gần như hồi phục hoàn toàn sau phun 35 ngày. Xem báo cáo chi tiết tại đây |
|
Đỗ Thị Lan, Nguyễn Hồng Sơn |