Nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông sinh học của nguồn gen lúa địa phương

Hiện nay, tỷ lệ lúa Chiêm trong sản xuất nông nghiệp chỉ còn rất thấp. Tuy nhiên, những giá trị đem lại từ việc duy trì và sản xuất lúa Chiêm là rất lớn. Tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia (Trung tâm Tài nguyên thực vật) đang lưu giữ trên 600 mẫu giống lúa Chiêm. Theo thông tin bản địa khi thu thập nguồn gen, có nhiều mẫu giống có các đặc tính quý như: năng suất, chất lượng và kháng đạo ôn, bạc lá, chịu mặn, chịu hạn, chịu chua phèn, chịu nghèo lân, chịu rét… Đây là những nguồn vật liệu quý phục vụ công tác chọn tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vì vậy, “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống lúa phục vụ bảo tồn và sử dụng nguồn gen” thông qua mô tả, đánh giá, tư liệu hóa những mẫu giống lúa này là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Vật liệu nghiên cứu là 62 mẫu giống lúa được cung cấp bởi Trung tâm Tài nguyên thực vật.

Thông qua đánh giá đặc điểm nông sinh học của 62 mẫu giống lúa, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

1. Các mẫu giống lúa có chiều cao từ trung bình (110,4cm) đến loại hình cao cây (172,39 cm); góc lá đòng: có 25 mẫu giống đạt mức điểm 1, 19 mẫu giống đạt mức điểm 3, 16 mẫu giống đạt mức điểm 5 và có 02 mẫu giống đạt mức điểm 7; độ cứng cây: có 10 mẫu giống lúa đạt mức điểm 9, 23 mẫu giống lúa đạt mức điểm 7, 07 mẫu giống lúa đạt mức điểm 5, 06 mẫu giống lúa đạt mức điểm 3 và 06 mẫu giống lúa đạt mức điểm 1; thời gian sinh trưởng dao động từ 181 ngày đến 227 ngày, tất cả các mẫu giống lúa đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm dài ngày.

2. Số bông hữu hiệu/khóm dao động từ 4,20 bông/khómđến 8,10 bông/khóm; số hạt chắc trên bông dao động từ 64 hạt/bông đến 120,9 hạt/bông, trung bình đạt 94,31 hạt/bông; số hạt lép/bông dao động từ 8,2 hạt/bông đến 42,2 hạt/bông; khối lượng nghìn hạt  dao động từ 17,2 g đến 29,6 g, trung bình đạt 22,24 g; năng suất lý thuyết dao động từ 22,47 tạ/ha đến 55,26 tạ/ha, trung bình đạt 37,18 tạ/ha; xác định được 05 mẫu giống lúa: Chiêm số 1, Chiêm lốc Nghệ An, Dòng chiêm 4, Sài Nam Định, Tép Hải Phòng có tiềm năng về năng suất có thể dùng cho công tác bảo tồn và sử dụng nguồn gen.

3. Thông qua sử dụng chỉ thị hình thái cho thấy mức độ đa dạng di truyền của các mẫu giống lúa nghiên cứu là rất cao, hệ số tương đồng di truyền dao động từ 6 đến 45% trung bình là 25,5%; ở mức tương đồng 16%, kết quả phân nhóm Euclidean-UPGMA đã phân 62 mẫu giống lúa thành 07 nhóm chính.

Xem báo cáo chi tiết tại đây

Nguyễn Thị Quyên & cs

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.