Nghiên cứu phương pháp phá ngủ thích hợp cho các giống đậu nho nhe (vigna umbellata) và đậu azuki (vigna angularis) đang được bảo toàn tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia

Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia hiện đang lưu giữ hơn 17.000 nguồn gen của gần 100 loại cây trồng. Nhiệm vụ của Ngân hàng gen là lưu giữ tốt các loại hạt giống, đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng hạt giống. Một trong những chỉ tiêu quan trọng xác định sức khỏe hạt giống là sức nảy mầm. Để bảo tồn được hiệu quả nguồn gen, hạt phải có sức nảy mầm cao (trên 80%) trước khi đưa vào lưu giữ trong kho lạnh. Bởi vậy, xác định sức nảy mầm của hạt sau khi thu thập và sau khi nhân mới nguồn gen là điều cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và mục tiêu lưu giữ an toàn của ngân hàng gen.

Trong số các loài cây trồng đang được bảo quản tại Ngân hàng gen, có một số loại cây trồng có hạt có tính ngủ nghỉ gây khó khăn trong việc kiểm tra sức nảy mầm – yếu tố rất quan trọng để xác định chất lượng đầu vào của hạt giống. Việc nghiên cứu quy trình phá ngủ nghỉ thích hợp sẽ giúp cho quá trình xác định chất lượng đầu vào của hạt giống thuận tiện và chính xác hơn. Bài báo này trình bày kết quả tiến hành các thí nghiệm xác định phương pháp phá ngủ thích hợp cho 2 loại cây trồng đang được lưu giữ trong Ngân hàng gen là đậu nho nhe và đậu azuki.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: phương pháp phá ngủ hiệu quả với cả 2 loại đậu nho nhe và azuki là sử dụng sốc nhiệt bằng nước nóng, điều kiện tối ưu là sử dụng nước nóng ở 100oC trong 3’.

Xem bài báo chi tiết tại đây

 

Đinh Bạch Yến, Trần Thị Thu Hoài & cs

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.