Kết quả nghiên cứu giống gừng triển vọng G10

        Gừng là cây trồng truyền thống ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước châu Á với mục đích chủ yếu là làm gia vị, thực phấm và dược liệu. Ở nước ta, trong những năm gần đây gừng đã được xuất khẩu và tiêu thụ với số lượng ngày càng tăng, diện tích gừng cả nước đạt trên khoảng 40 nghìn ha/ năm. Tuy nhiên với phương thức canh tác truyền thống gắn liền với việc sử dụng giống địa phương đã bị thoái hóa, hạn chế về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu đã và đang làm giảm đáng kể hiệu quả canh tác sản xuất gừng ở nhiều địa phương.

Giống gừng G10 là một trong 10 giống gừng triển vọng được nghiên cứu tại các tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình với mục đích để khắc phục những hạn chế của các giống gừng hiện nay. Giống gừng G10 có nguồn gốc thu thập từ Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc đã được nghiên cứu, so sánh và đánh giá ở vị trí cao nhất về khả năng sinh trưởng, chống chịu, năng suất và chất lượng, đồng thời là giống gừng triển vọng cho các tỉnh phía Bắc.

Trong điều kiện Bắc Kạn và Hòa Bình, giống gừng G10 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tương ứng với chiều cao cây 65,6 cm và 73,4 cm; chỉ số diện tích lá 3,72 và 3,84 m2lá/m2đất.

Đối tượng sâu hại chính trên cây gừng chủ yếu là rầy xanh, rệp sáp và bệnh thối củ. Tuy nhiên các đối tượng này không gây nguy hiểm trên giống gừng G10.

Giống gừng G10 có khối lượng củ/khóm, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao nhất tương ứng với 510,7 g/khóm; 35,7 tấn/ha và 28,6 tấn/ha tại Bắc Kạn và 504,5 g/khóm; 35,3 tấn/ha và 27,9 tấn/ha tại Hòa Bình. Do đó giống gừng G10 là một giống triển vọng cho một số tỉnh phía Bắc.

Xem bài báo chi tiết tại đây

Lê Khả Tường, Trịnh Thùy Dương

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.