Nghiên cứu tác động của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng bưởi Đường và bưởi Quế Dương

     Bưởi Đường trồng tại xã Hiệp Thuận – Phúc Thọ, bưởi Quế Dương được trồng tại xã Cát Quế – Hoài Đức của thành phố Hà Nội là các giống được trồng lâu đời tại địa phương, có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi. Mặc dù vậy, người dân địa phương vẫn chủ yếu trồng tự phát theo kiểu quảng canh, thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, cùng với sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh và sự thay đổi của điều kiện môi trường sống dẫn đến giống bị thoái hoá, năng suất, chất lượng không đồng đều, có chiều hướng giảm, chưa  khai thác hết  tiềm năng của các giống bưởi. Với mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng quả của giống bưởi Đường và bưởi Quế Dương, một số biện pháp kỹ thuật như phun phân bón lá, phòng trừ sâu bệnh hại và thụ phấn bổ sung được áp dụng cho bưởi Đường và bưởi Quế Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các biện pháp kỹ thuật nói trên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả của 2 giống bưởi đem lại hiệu quả rõ rệt cho người dân địa phương như:

Trên nền phân hữu cơ và phân đa lượng được áp dụng theo quy trình, bổ sung phân bón lá Komic có tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng bưởi Đường, bưởi Quế Dương. Trong đó, năm 2014 năng suất bưởi Đường tăng 21%, bưởi Quế Dương tăng 18%.

Phun Polytrin 440EC trừ rệp đạt hiệu quả cao nhất (tăng 17,34% với bưởi Đường và 16,27% với bưởi Quế Dương). Phun Comite 73EC trừ nhện đỏ cho hiệu quả cao nhất (tăng 22,55% với bưởi Đường, và 22,59% với bưởi Quế Dương)

Đặc biệt trong điều kiện độ ẩm cao (mưa nhiều) thì thụ phấn bổ sung bằng phấn cây bưởi chua cho bưởi Đường và bưởi Quế Dương là giải pháp hiệu quả để tăng tỷ lệ đậu quả.

Xem bài báo chi tiết tại đây

Nguyễn Hữu Hải & cs

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.