Dự án: Quản lý an toàn nguồn tài nguyên di truyền lúa cạn ở Việt Nam

Đơn vị chủ trì:                       Trung tâm Tài nguyên thực vật, VAAS

Chủ nhiệm:                            TS. Nguyễn Khắc Quỳnh

Thời gian thực hiện: 2012-2014

1.1.            Mục tiêu dự án

     Mục tiêu tổng quát:

      Góp phần bảo tồn an toàn nguồn tài nguyên lúa cạn, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam

     Mục tiêu cụ thể:

–  Hạn chế mất mát nguồn gen lúa cạn do suy giảm diện tích lúa cạn trong những năm gần đây;

–  Cải thiện số lượng và chất lượng nguồn gen lúa cạn đang được lưu giữ tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia;

–  Khuyến khích khai thác và sử dụng bền vững nguồn gen lúa cạn và các thông tin liên quan phục vụ nghiên cứu, lai tạo giống mới và phục vụ sản xuất trực tiếp cho người nông dân.

1.2.            Nội dung nghiên cứu triển khai và các kết quả dự kiến đạt được

 1.2.1.  Thu thập các nguồn tài nguyên gen lúa cạn khu vực miền núi ở Việt Nam

Sẽ có 200 nguồn gen lúa cạn được thu thập từ 2012-2014. Những nguồn gen này sẽ được thu thập ở một số tỉnh trọng điểm như Tây nguyên, Bắc trung bộ.

1.2.2. Nhân giống và mô tả nguồn gen lúa cạn thu thập mới

Sau các chuyến đi thu thập các nguồn gen lúa cạn được nhân, làm thuần và mô tả    đánh giá ban đầu ở vùng sinh thái thích hợp.

1.2.3. Nhân giống và đánh giá nguồn gen lúa cạn đang được bảo tồn trong Ngân  hàng gen

            Sẽ có 600 nguồn gen lúa cạn đang được lưu giữ trong Ngân hàng gen quốc gia được nhân giống và đánh giá (đặc điểm hình thái và nông học) ở vùng sinh thái phù hợp. Sẽ có khoảng 50 nguồn gen lúa cạn được phân tích, đánh giá về hàm lượng amylose.

1.2.4.  Tư liệu hóa nguồn gen

Các thông tin liên quan đến điều tra, thu thập, nhân giống và mô tả, đánh giá nguồn gen lúa cạn (form thu thập, hình ảnh, phiếu mô tả và đánh giá vv) sẽ được nhập vào máy tính, xử lý và xuất bản…bởi Bộ môn Dữ liệu và thông tin TNTV, Trung tâm Tài nguyên thực vật.

       1.2.5. Đào tạo về quản lý tổng hợp tài nguyên di truyền thực vật

        Để nâng cao năng lực nguồn nhân lực của Trung tâm TNTV và các cơ quan màng lưới, một số khóa học đào tạo sẽ được tập huấn tại Việt Nam do AFACI hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án này. Dự kiến có khoảng 30-40 cán bộ khoa học của Trung tâm Tài nguyên thực vật và cơ quan màng lưới được tập huấn. Mặt khác, trong quá trình thực hiện dự án năng lực cán bộ tham gia sẽ nâng cao, một số cán bộ khoa học sẽ được giới thiệu tham dự tập huấn về bảo tồn nguồn gen ở nước ngoài.

  1. 3. Kết quả đạt được chủ yếu

1.3.1. Điều tra thu thập

Đã thu thập được tổng số 220 nguồn gen lúa cạn tại Nghệ An, KonTum và Gia Lai

1.3.2. Nhân giống đánh giá

            Đã có 808 nguồn gen lúa cạn được nhân giống thành công và lưu giữ an toàn tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia

1.3.3. Nhân giống đánh giá

            Đã cập nhật dữ liệu về thông tin lai lịch của 201 nguồn gen thu thập mới và 807 bản thông tin mô tả đánh giá nguồn gen lúa cạn. Các thông tin này đã được tổng hợp thành bản Catalogue và đã được xuất bản.

1.3.4. Hội thảo, tập huấn năng cao năng lực

            Đã có 12 lượt cán bộ khoa học tham gia các Hội thảo, tập huấn ở Hàn Quốc, Thái lan, Nê Pan và Sri Lanka;

            Có 89 cán bộ khoa học của Trung tâm tài nguyên thực vật và cơ quan mạng lưới được tập huấn trong nước về bảo tồn nguồn gen với sự trợ giúp kỹ thuật của AFACI và BI.

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.