Sử dụng mô hình phân bố của các loài trong đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài Chuối hoang dại

Mục tiêu: Họ hàng hoang dại của cây trồng (CWR) là nguồn vật liệu di truyền thiết yếu để cải tiến một số tính trạng ở các giống cây trồng. Mặc dù đã có sự ủng hộ của đông đảo công chúng, các nhà khoa học, các chính trị gia và thấy được tầm quan trọng của chúng, nhưng vẫn còn tốn tại một khoảng trống lớn trong bảo tồn của nhiều CWR. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về sự phân bố, các mối đe doạ và tình trạng bảo tồn của các loài chuối hoang dại (Musa spp.) với mục tiêu để giải đáp các câu hỏi sau: (a) Những khu vực nào có khả năng thích hợp cho các loài chuối hoang dại? (b) Có bao nhiêu loài chuối hoang dại hiện đang bị đe dọa hoặc chưa được được bảo tồn (chuyển chỗ và tại chỗ) một cách đầy đủ?

Địa điểm nghiên cứu: Các nơi là nguồn gốc xuất xứ của chuối hoang dại, trải dài từ các bang phía đông bắc của Ấn Độ đến đông bắc Australia.

Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đánh giá trong phạm vi môi trường tiềm năng của các loài hoang dại bằng cách sử dụng phương pháp MaxEnt để tiếp cận mô hình phân bố của các loài. Về nguy cơ tuyệt chủng chúng tôi sử dụng tiêu chí B của IUCN, với nghiên cứu về hiện trạng bảo tồn chuyển chỗ và tại chỗ chúng tôi sử dụng chỉ số đa dạng và mục tiêu phát triển bền vững để đánh giá.

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ ra rằng 11 trong số 59 loài có thể coi là dễ bị tổn thương và 9 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Mức độ phong phú về loài cao nhất được tìm thấy dọc theo biên giới phía Nam, Trung Quốc, phía Bắc, Việt Nam, các bang phía Đông Bắc, Ấn Độ và trên bán đảo Malayan. Trong mô hình tiếp cận phân bố của chúng tôi đã chỉ ra rằng khu vực phía Bắc Ấn Độ -Miến Điện có môi trường thích hợp nhất cho các loài chuối hoang dại và rừng mưa ẩm ở những vùng đất thấp nói chung rất thích hợp cho chuối. Đánh giá thực trạng bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ chỉ ra rằng 56 trong số 59 loài được nghiên cứu hiện chưa được bảo tồn chuyển chỗ một cách đầy đủ và 49 loài cần được ưu tiên cao hơn nữa trong bảo tồn. Thêm vào đó, 6 loài cần có yêu tiên cao và 40 loài yêu tiên trung bình trong bảo tồn tại chỗ.Kết luận: Cho đến nay, rất ít các loài chuối CWR được bảo tồn đầy đủ cả chuyển chỗ và tại chỗ.

Từ khóa: chuối, kế hoạch bảo tồn, tình trạng bảo tồn, CWR, Musaceae, mô hình phân bố loài

Xem bản đầy đủ: tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.