Nghiên cứu đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể của loài Chuối hoang dại Musa Balbisiana ở Việt Nam và ý nghĩa của nó trong việc bảo tồn các loài cây hoang dại
Họ hàng hoang dại với cây trồng (CWR) là nguồn vật liệu di truyền không thể thiếu để cải thiện các tính trạng như mong muốn của chúng ta ở các cây trồng. Mặc dù sự hiểu biết về sự đa dạng di truyền của CWR có thể giúp ích cho các chương trình giống và bảo tồn, nhưng sự hiểu biết đó vẫn cón đang rất hạn chế. Cây chuối là nguồn cung cấp thức ăn và thu nhập của hàng trăm triệu người và có nó còn được coi là một trong những loại trái cây quan trọng nhất trên thế giới. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá đa dạng di truyền và cấu trúc của loài Musa balbisiana, một CWR quan trọng của chuối trồng được sử dụng làm chuối nấu và món ăn tráng miệng. Musa balbisiana có nguồn gốc từ các khu rừng lá rộng nhiệt đới và cận nhiệt đới phía bắc Ấn Độ-Miến Điện. Miền Bắc, Việt Nam năm trong khu vực phân bố này, nơi mà cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được công bố. Chúng tôi đã sàng lọc sự biến đổi và cấu trúc di truyền có trong và giữa 17 quần thể Việt Nam và 6 quần thể từ Trung Quốc thông qua việc sử dụng 18 chỉ thị SSR đa hình. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tương đối cao trong các quần thể chuối hoang dại có nguồn gốc từ Trung Quốc và miền Trung, Việt Nam. Các quần thể chuối ở miền Bắc, Việt Nam có mức độ biến động di truyền tương đối khác nhau, thấp nhất được tìm thấy trong quần thể thu tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Biến dị di truyền thấp cũng được tìm thấy ở các quần thể ở miền Nam, Việt Nam. Phân tích cấu trúc quần thể cho thấy các quần thể ở miền Bắc Việt Nam đứng riêng biệt về di truyền so với các quần thể được lấy mẫu từ Trung Quốc. Các quần thể ở miền Trung và các quần thể từ miền Bắc, Việt Nam có thể được chia nhỏ thành năm nhóm phụ, kết quả này có thể do sự ngăn cách bởi các dãy núi và hệ thống sông suối lớn. Qua nghiên cứu này chúng tôi đề xuất rằng các quần thể được thu thập ở miền Trung, Việt Nam và ở sườn Tây của dãy núi Hoàng Liên Sơn, miền Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực phát sinh của loài này và cần được ưu tiên bảo tồn. Các quần thể phân bố ở dải phía Nam của miền Trung, Việt Nam có mức độ đa dạng di truyền đặc biệt cao, với nhiều các alen hiếm và có thể có liên kết với quần thể hạt nhân tại miền Bắc, Lào và Tây Nam, Trung Quốc. Các quần thể phía Nam, Việt Nam có thể do du nhập từ nơi khác tới chứ không phải có nguồn gốc phát sinh tại đó.
Tiêu đề: Đa dạng di truyền và cấu trúc của các quần thể loài chuối Musa balbisiana Việt Nam
Xem bản đầy đủ: tại đây