Khai thác và phát triển nguồn gen đậu tương, đậu xanh cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

     Qua nhiều năm đánh giá tập đoàn đậu tương, đậu xanh chúng tôi thấy có (245/470 là giống đậu tương địa phương) và (280/400 là giống đậu xanh địa phương)   mà phần lớn là ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Hiện nay các giống đậu tương, đậu xanh địa phương đã bị mai một nhiều, để bảo tồn chúng bền vững thì biện pháp tốt nhất là phục tráng và phát triển chúng ra sản xuất. Mặt khác chúng tôi đã xác định được một số giống đậu tương, đậu xanh địa phương  có nhiều đặc tính nông, sinh học tốt nhưng ngoài sản xuất hầu như đã mất giống, hoặc giống có độ thuần thấp, như: Lơ Hà Bắc,  Đậu tương Sông Mã, Xanh Bắc Hà, Đậu Lạng, đậu xanh da tre Hà Tây, Đậu Xanh Hòa Bình, , Đậu xanh Sơn La …Đây là những giống trước đây đã được trồng phổ biến tại một số vùng canh tác nước trời ở phía Bắc, rất có tiềm năng chịu hạn và có khả năng phát triển được ở những nơi khác ngoài vùng sản xuất truyền thống, nhưng chưa được đánh giá bài bản, chúng cần được phục tráng để phát triển ra sản xuất.

Kết quả nghiên cứu từ  năm 2010 – 2012 , chúng tôi đã thu được kết quả sau:

Đã tuyển chọn và phục tráng được 2 giống đậu tương, đậu tương Lạng và đậu tương Sông Mã cho năng suất 16- 18 tạ/ha, có khả năng chịu hạn (độ ẩm cây héo là 40- 50 %), thời gian sinh trưởng trung bình 90 – 100 ngày, thích nghi với điều kiện canh tác ở Trung du và miền núi phía Bắc.

Đã tuyển chọn và phục tráng được 2 giống đậu xanh, đậu xanh Sơn La và đậu xanh Da Tre, cho năng suất 14 – 16 tạ/ha, có khả năng chịu hạn (độ ẩm cây héo là 40- 50 %), thời gian sinh trưởng trung bình 75 – 85 ngày, thích nghi với điều kiện canh tác ở Trung du và miền núi phía Bắc.

Xây dựng 3 mô hình thực nghiệm đậu tương và đậu xanh tại 3 tỉnh (Bắc giang, Phú Thọ, Hòa Bình) có hiệu quả kinh tế tăng 15- 20 % .

Xem báo cáo chi tiết tại đây

Ths. Nguyễn Thị Lý

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.