Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác củ từ bơn Nghệ An
Ưu thế của nguồn gen cây trồng địa phương là giàu vitamin, khoáng chất và protein, thích nghi với đất khô hạn, bạc màu, kháng sâu bệnh, nên hạn chế được việc sử dụng hóa chất, và có thể trồng theo cả phương thức quảng canh và thâm canh (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2000). Trong nhóm các loại cây có củ phổ biến ở nước ta hiện nay, cây củ từ được đánh giá là loại cây chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện trồng trên nương, đồi thấp (Vũ Linh Chi, 2005) có giá trị dinh dưỡng cao, dễ trồng, có tiềm năng chế biến cao.
Việt Nam có nguồn gen cây có củ rất phong phú, đa dạng cả về thành phần loài và giống (Hoàng Thị Nga, 2010). Củ từ Bơn Nghệ An nằm trong nhóm cây có củ được trồng nhiều ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, có chất lượng tốt, thích nghi với đất khô hạn, bạc màu, đất đồi, đất thấp và vùng núi cao, kháng sâu bệnh tốt nên hạn chế việc sử dụng hoá chất, chất lượng ăn luộc ngon (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 1995). Ở Nghệ An, củ từ là cây mang lợi nhuận cho người dân nghèo vùng khó khăn, đặc biệt ở huyện Nam Đàn, củ từ đã trở thành củ từ đặc sản của địa phương. Sử dụng trực tiếp giống cây trồng địa phương có chọn lọc, phục tráng, cải tiến hoặc không chọn lọc là phương pháp phổ biến nhất hiện nay (Lã Tuấn Nghĩa, 2015). Tuy nhiên, năng suất củ từ Bơn ngày càng thấp do kỹ thuật sản xuất không phù hợp, đầu tư phân bón ít và do thiếu công lao động nên nông dân thường áp dụng cách trồng tối thiểu không lên luống, ít che phủ, do vậy việc nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống củ từ Bơn Nghệ An là rất cần thiết để nâng cao năng suất và ổn định.
Chi tiết: xem tại đây