Nghiên cứu điều kiện nhân sinh khối nấm Thượng Hoàng Vàng

       Nấm thượng hoàng vàng (Phellinus) họ Hymenochaetaceae, thuộc chi Phellinus gồm có một số loài P. linteus, P. ribis, P. igniarius và P. Baumii. Trên thế giới hiện chỉ có 4 nước trồng thành công loài nấm này là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Chúng được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp cũng như các bệnh viêm loét (Lee, 2007). Dịch chiết từ nấm có tác dụng an thần, giảm hưng phấn của thần kinh trung ương, chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân cốt, loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá kéo dài (Kim, 2010).

       Ở Việt Nam, nghiên cứu về nấm thượng hoàng chưa nhiều, nghiên cứu của Phạm Quang Thu (2016) xác định môi trường nuôi cấy thích hợp cho nấm P. linteus thu được từ tự nhiên là PDA, nhiệt độ thích hợp là 250C và độ ẩm là 95%. Nấm thượng hoàng là nấm dược liệu quý, trong tự nhiên không đủ để khai thác. Với mục tiêu phát triển và nhân giống nấm thượng hoàng thương mại hiện nay, nhằm nhân nhanh số lượng nấm đáp ứng nhu cầu của thực tế. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng, pH, nhiệt độ… đến khả năng nhân sinh khối của nấm thượng hoàng.

Chi tiết: xem tại đây

Đới Hồng Hạnh

Admin trang web Trung tâm Tài nguyên thực vật phiên bản Wordpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.